Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Suýt mất con vì tự ý ngừng Thuốc phòng hen cho bé

Đang ở cơ quan, chị Hà hốt hoảng khi cô giáo của con gọi điện nói bé phải đi cấp cứu vì lên cơn hen. Nhìn con gái bỏng tím tái, chị tự trách mình vì chủ quan, không cho con uống Thuốc dự phòng.

chị hà (hoàng mai, hà nội) kể, bé sóc con gái chị được chẩn đoán mắc hen và bác sĩ chỉ định dùng Thuốc dự phòng hàng ngày ít nhất trong 6 tháng. mới được hơn 2 tháng, thấy bệnh bé đỡ hẳn nên bà ngoại xót cháu nhất định không cho dùng thêm Thuốc. lại nghe người bạn mách trong Thuốc hen có chứa corticoid, dùng lâu dài có thể khiến mặt bị phù, thay đổi nội tiết và liệt kê một loạt các tác dụng phụ nên chị hà ngưng hẳn việc dự phòng. tuần trước, con gái chị đang ở lớp học thì bỗng lên cơn khó thở, tím tái, phải đi cấp cứu. “nếu không được đưa vào bệnh viện kịp thời, có lẽ mình đã mất con rồi”, chị hà tự trách bản thân.

Cũng phải nhập viện để điều trị vì hen tái phát do không dùng Thuốc dự phòng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, bé Minh, con trai chị Uyên (Yên Bái) năm nay mới 7 tuổi nhưng đã có tiền sử 5 năm sống chung với bệnh hen. Thời gian đầu mới điều trị cho con, chị Thu tuân thủ rất nghiêm ngặt lời căn dặn của bác sĩ. Tuy nhiên, sau khi dùng Thuốc được 6 tháng, phần vì thấy con trai đã ăn ngon ngủ tốt, phần vì công việc bận rộn, chị quên hẳn việc phải đưa Minh đến tái khám định kỳ. Gần đây khi thời tiết giao mùa, con trai tái phát tình trạng ho, khò khè mỗi đêm, thể trạng lúc nào cũng lờ đờ, mệt mỏi vì mất ngủ, chị mới đưa con trở lại phòng khám và cháu phải nhập viện điều trị.

Thực hành tuân thủ điều trị là một điểm yếu trong điều trị hen phế quản nói chung và hen phế quản ở trẻ em nói riêng. tại khoa miễn dịch - dị ứng - khớp, bệnh viện nhi trung ương, 60% các trường hợp gia đình sau một thời gian điều trị dự phòng cho con, thấy sức khỏe trẻ ổn định là tự động bỏ Thuốc, không đưa con tái khám định kỳ. đây là một sai lầm thường gặp khiến tình trạng hen của trẻ càng trở nên trầm trọng, thậm chí phải nhập viện cấp cứu.

Theo bác sĩ Lê Thu Hương, chuyên khoa Miễn dịch - dị ứng - khớp, các bậc phụ huynh cần hiểu rằng, hen là một bệnh viêm mãn tính đường thở, ngay cả khi trẻ không có triệu chứng bệnh thì tình trạng viêm nhiễm vẫn diễn ra âm thầm. Nếu không được kiểm soát hen triệt để, trẻ mắc hen với những tổn thương phổi kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng chức năng phổi suy giảm đến mức không thể phục hồi.

Bác sĩ hương cho biết, việc dự phòng hen không đúng cách vừa ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị lại khiến chi phí chăm sóc tăng vọt, đặc biệt là khi trẻ phải nhập viện cấp cứu. nhiều gia đình điều trị dự phòng nhưng không đều đặn vì cho rằng không cần thiết. bên cạnh đó, các cha mẹ còn lo ngại tác dụng phụ của Thuốc hen nếu trẻ phải điều trị kéo dài.

“Các gia đình không hiểu một điều rằng mỗi một lần con lên cơn, lượng Thuốc bé phải dùng sẽ tăng gấp nhiều lần Thuốc dự phòng. Thêm vào đó, việc sử dụng Thuốc đường uống hoặc đường tiêm để xử trí trẻ lên cơn hen cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ hơn”, bác sĩ Lê Thu Hương chia sẻ.

Các bác sĩ chuyên khoa Miễn dịch - dị ứng - khớp khẳng định, hen là một bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu cha mẹ biết hướng con đến lối sống lành mạnh và chăm sóc điều trị đầy đủ, đúng cách.

Dự phòng hen giúp trẻ duy trì chức năng phổi tốt, hạn chế tình trạng trẻ tái cơn cũng như chịu đựng tác dụng phụ của Thuốc, từ đó tiết kiệm công sức và chi phí điều trị bệnh. Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý:

- Tránh cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố kích thích.

- Tiêm văcxin đầy đủ cho trẻ, đặc biệt là văcxin cúm.

- Tuân thủ đúng kế hoạch điều trị do bác sĩ chuyên khoa tư vấn.

- Sử dụng đúng Thuốc được kê đơn, xịt Thuốc đúng phương pháp.

- Tái khám bác sĩ đều đặn để được đánh giá mức độ kiểm soát hen, chức năng phổi, tình trạng viêm, chỉnh Thuốc theo tiến triển bệnh.

Theo VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-suyt-mat-con-vi-tu-y-ngung-thuoc-phong-hen-cho-be-13854.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều cha mẹ có con chậm tăng cân, còi cọc cho ăn thật nhiều thịt, cá, phô mai, sữa đắt tiền, thậm chí còn tìm đủ thứ đắt tiền, quý hiếm như yến sào, nhung hươu, sữa ong chúa... tẩm bổ cho con.
  • Dứa là loại quả ngon mát, ngọt, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với một số người lại là thực phẩm cấm kỵ.
  • Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
  • Cơn hen phế quản, cả với người bình thường và phụ nữ có thai, thường được kiểm soát tốt và nhìn chung, bệnh nhân có thể “sống chung với lũ”. Nhưng trong một số tình huống đặc biệt, ví như khi gắng sức quá nhiều, cơn hen phế quản có thể bùng phát một cách dữ dội đột ngột gây nên suy hô hấp nguy kịch, thậm chí có thể gây đột tử.
  • Dược liệu thanh uyển có vị đắng, cay, tính ôn, không độc có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, chỉ khái, hạ khí, chữa ho có đờm, hen suyễn, viêm họng, viêm phế quản cấp và mạn tính.
  • Con em 3 tuổi, cháu rất hay bị ho, khó thở, đã nhiều lần đi cấp cứu vì khó thở (năm nào cháu cũng bị)
  • Hen phế quản là tình trạng phản ứng cao độ ở phế quản trước nhiều kích thích khác nhau, biểu hiện đặc trưng là cơn khó thở với tiếng rít cò cử do co thắt cơ trơn phế quản, phù nề niêm mạc và tăng tiết dịch nhầy phế quản.
  • Bệnh suyễn ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, gây nhiều phiền toái và nguy hiểm đến tính mạng.
  • Theo dược học cổ truyền, bàng biển vị đắng, hơi chát, tính mát, có công dụng tiêu độc, trừ đàm, giáng nghịch, trừ ho, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hen phế quản, ho kéo dài, mụn nhọt, rắn cắn, giang mai, kiết lỵ, tiêu chảy, thấp khớp, các bệnh về da và trị giun.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY