Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Suýt mất mạng vì tự ý uống Thuốc

Sáng 7.9, BSCK2 Phạm Thanh Phong - Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc của bệnh viện vừa điều trị thành công cho hai bệnh nhân bị sốc phản vệ, trong đó có một bệnh nhân tự ý sử dụng Thuốc.

Chị n.t.h.l (29 tuổi, ngụ cần thơ) được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu vào lúc 22 giờ ngày 3.9 trong tình trạng lừ đừ, đỏ ngứa toàn thân, chi lạnh, huyết áp thấp, thở nhanh co kéo, sưng nề mặt. người nhà cho biết bệnh nhân thấy đau lưng nên tự ý lấy Thuốc (Thuốc của mẹ) uống. sau khi sử dụng Thuốc, bệnh nhân thấy trên da nổi mẩn đỏ, ngứa, nên tiếp tục ra hiệu Thuốc gần nhà mua hai liều Thuốc uống.

Sau khi uống liều thứ nhất được 30 phút, bệnh nhân nổi đỏ toàn thân, khó thở, tím tái nên được người nhà đưa đến bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ (bvđktưct) cấp cứu. sau khi tiếp nhận, các bác sĩ chẩn đoán đây là tình trạng sốc phản vệ do dị ứng Thuốc không rõ loại và nhanh chóng xử trí theo phác đồ sốc phản vệ và chuyển đến khoa hồi sức tích cực - chống độc điều trị. tại đây, sau điều trị theo phác đồ sốc phản vệ tình trạng bệnh nhân đã cải thiện dần. đến sáng 7.9, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

Một trường hợp sốc phản vệ nghiêm trọng khác là bệnh nhân nữ H.T.Đ (78 tuổi, ngụ Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ) được chuyển đến Khoa Cấp cứu của BVĐKTƯCT lúc 16 giờ 30 ngày 31.8 trong tình trạng hôn mê sâu, bóp bóng qua nội khí quản, mạch nhanh, huyếp áp thấp phải sử dụng Thuốc vận mạch, đỏ toàn thân. Cùng ngày nhập viện bệnh nhân được thực hiện tiểu phẫu cắt u lành phần mềm bàn chân phải tại bệnh viện địa phương, sau đó được cấp cứu ngưng tuần hoàn hô hấp và chuyển đến BVĐKTƯCT.

Nhận định đây là trường hợp sốc phản vệ rất nặng, bệnh nhân cao tuổi, có nhiều bệnh lý nội khoa kết hợp như đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, nên các bác sĩ hồi sức nội khoa tích cực và xử trí theo phác đồ sốc phản vệ. Đến sáng 1.9 bệnh nhân tỉnh dần, gọi biết, thực hiện đúng y lệnh bác sĩ. Ngày 2.9 bệnh nhân phục hồi tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định, được chuyển sang Khoa Nội tiêu hóa - Huyết học lâm sàng theo dõi và điều trị tiếp. Sáng 7.9 bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, sức khỏe ổn định, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.

BSCK2 Dương Thiện Phước - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc của BVĐKTƯCT cho biết: “Sốc phản vệ là một trong những phản ứng dị ứng cấp tính nguy hiểm nhất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ hô hấp, tuần hoàn và có thể nhanh chóng đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được xử trí kịp thời. Sốc phản vệ có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như Thuốc, thức ăn, nọc côn trùng, các yếu tố vật lý và hóa học… Trong đó Thuốc là nhóm nguyên nhân rất thường gặp”.

Theo bsck2 bồ kim phương - trưởng khoa nội tiêu hóa - huyết học lâm sàng, khi bị bệnh, thay vì đi khám để bác sĩ chẩn đoán và chỉ định Thuốc, một số người đã tự ý chẩn đoán bệnh và mua Thuốc tự dùng, đây được gọi là tự ý dùng Thuốc. Thuốc giảm đau khiến chúng ta tưởng bệnh đã khỏi nhưng thực ra bệnh vẫn tiến triển và hậu quả không thể lường hết được do chậm trễ trong việc mổ cấp cứu đối với các bệnh gây đau bụng như viêm ruột thừa, viêm tụy cấp…

Việc dùng Thuốc kháng sinh không đúng có thể gây tình trạng lờn Thuốc. có Thuốc dùng lâu ngày sẽ dẫn đến nguy cơ gây loãng xương, cao huyết áp… nhất là các Thuốc corticoide dùng để trị đau nhức. đã có nhiều trường hợp người bệnh tự ý dùng Thuốc, sau đó phải nhập viện, nhẹ thì bị kích ứng da, nổi mẩn da, nặng thì sốt, hôn mê, thậm chí gây sốc phản vệ dẫn đến Tu vong.

Cần nhớ rằng, mỗi cơ thể đều khác nhau, không ai giống ai, cho dù là những người cùng trong một gia đình. Chính vì vậy mà bệnh nhân phải cần tới sự tư vấn và chỉ định dùng Thuốc từ bác sĩ. Và đặc biệt không dùng Thuốc theo đơn kê cho người khác bởi có thể rất nguy hiểm, thậm chí ch*t người. Đây là thói quen khá phổ biến trong cộng đồng.

Lưu ý không bao giờ dùng thứ Thuốc không được bác sĩ kê riêng cho cá nhân vì Thuốc được quy định cụ thể cho từng cá nhân loại Thuốc và liều lượng dựa trên tình trạng sức khỏe và bệnh tật của từng cá nhân. chỉ dùng Thuốc khi thật cần thiết và phải có sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị. không nên tự ý sử dụng các Thuốc kháng sinh, Thuốc đặc trị và không dùng Thuốc kéo dài trong nhiều tháng.

Phong Phạm

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/y-hoc-suc-khoe-c-182/kinh-nghiem-y-hoc-c-203/suyt-mat-mang-vi-tu-y-uong-thuoc-143611.html)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà khoa học Anh tìm ra cách thức mới trong việc chẩn đoán ung thư thực quản bằng cách kiểm tra viên nang Cytosponge làm từ bọt biển.
  • Em đi nội soi dạ dày, bác sĩ chẩn đoán là viêm dạ dày và có u lành của thực quản. BS có cho Thuốc uống, giờ em ăn không có cảm giác ngon gì hết.
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
  • Thân chào Mangyte, Hiện nay có rất nhiều người bị ung thư nhưng khi phát hiện thì đã muộn, không còn cơ hội chữa trị, điều này làm tôi khá lo lắng, liệu tôi và gia đình có thể trở thành nạn nhân của ung thư hay không? Tôi muốn hỏi Mangyte xem có cách nào giúp phát hiện sớm ung thư không? Tôi muốn giúp gia đình mình kiểm tra sớm để còn mong có cơ hội để chữa trị trước khi quá muộn. Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte, tôi chân thành cảm ơn.
  • Cách sắc Thuốc và uống Thuốc quyết định rất lớn về hiệu lực của Thuốc với cơ thể bệnh nhân.
  • Trẻ rất sợ uống Thuốc dù Thuốc có đắng hay không đắng. Rất nhiều bậc cha mẹ đau đầu nghĩ đủ mọi cách để trẻ chịu uống Thuốc. Việc tìm một phương pháp riêng cho trẻ là điều phụ huynh cần tìm ra.
  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Chẩn đoán tiền sản là một số xét nghiệm giúp cho bác sĩ biết trước khi sinh thai của bạn có bị một số bệnh lý hay không (thường gặp là hội chứng Down). Chẩn đoán tiền sản gồm chọc ối và sinh thiết gai nhau giúp phát hiện ra những rối loạn di truyền trước sinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY