Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Tác dụng tuyệt vời của tinh dầu tỏi với sức khoẻ

Tinh dầu tỏi có tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ bạn nên sử dụng thường xuyên hơn.

Tinh dầu tỏi là gì?

Tinh dầu tỏi tốt cho sức khoẻ. nguồn ảnh: internet

Tỏi là một loài thực vật thuộc họ hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây… và là một trong số những gia vị cũng như bài thu*c thiên nhiên được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. từ hàng ngàn năm nay, tỏi đã được sử dụng như một tác nhân ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm và cả virus. loài cây này được trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới, nó cũng được trồng rất phổ biến ở việt nam.

Tinh dầu tỏi là tinh dầu được chiết xuất từ tỏi bằng phương pháp chưng cất hơi nước và có thể được sử dụng trong lĩnh vực ẩm thực và cũng được áp dụng rộng rãi trong thực hành y học tự nhiên. dầu cũng được sản xuất rộng rãi ở dạng thực phẩm chức năng viên uống giúp người dùng có thể thuận tiện hơn trong việc sử dụng hằng ngày.

Tinh dầu tỏi có màu vàng, mùi hắc đặc trưng và có vị hơi cay. thành phần chính của tinh dầu tỏi là allicin, một hoạt chất có nhiều tác dụng trong việc bảo vệ cơ thể, chống lại một số vấn đề sức khỏe nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, tiểu đường, huyết áp, mỡ máu… ngoài hoạt chất allicin, trong tinh dầu tỏi còn có hàm lượng lưu huỳnh cao cùng một số thành phần khác như: selen, flavonoid, amino acid arginine, vitamin c, b1, b6, e, photpho và sắt.

Tác dụng của tinh dầu tỏi

Tăng cường miễn dịch

Theo những tài liệu về các loại thực phẩm có thể chữa bệnh, tinh dầu tỏi có bản chất là kháng sinh và được sử dụng để điều trị cảm lạnh và ho. đặc biệt ở ấn độ, tinh dầu tỏi từ lâu đã được sử dụng để điều trị nhiễm trùng và sốt.

Nhờ giàu chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch như vitamin c, b1 và ​​b6, allicin, sắt và phốt pho, tinh dầu tỏi được xem là một phương thu*c tuyệt vời để tăng cường sức khỏe tổng thể. do đó, khi sử dụng tinh dầu tỏi tự làm tại nhà hoặc dùng viên nang dầu tỏi theo liều lượng khuyến nghị sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Giảm nhiễm trùng tai

Tinh dầu tỏi có tác dụng chữa nhiễm trùng tai đây là một phương thu*c truyền thống. điều này là nhờ vào đặc tính kháng khuẩn và khử trùng mạnh giúp chống lại sự lây nhiễm vi khuẩn, đồng thời làm dịu cơn đau do nhiễm trùng khó chịu gây ra.

Thực hiện bằng cách trộn một vài giọt tinh dầu tỏi với một vài giọt dầu ô liu hoặc dầu mù tạt và làm ấm trên lửa nhỏ. để nguội và bảo quản hỗn hợp pha chế trong một chai nhỏ. cẩn thận nhúng viên bông gòn vào dầu hoặc cũng có thể nhỏ một vài giọt lên miếng bông và đặt nó vào bên trong tai một lúc, tai sẽ bớt đau nhức và tình trạng nhiễm trùng sẽ cải thiện hơn.

Thu*c chống muỗi tự nhiên

Để chống muỗi và các loại côn trùng, bạn chỉ cần một vài giọt tinh dầu tỏi và một miếng bông. xoa miếng bông lên da và thoải mái đi lại mà không sợ muỗi tìm đến. hơn nữa, vì tinh dầu tỏi có tác dụng rất tốt để xua đuổi muỗi do mùi đặc trưng của loại gia vị này, thêm một cách sử dụng là có thể xịt xung quanh nhà để xua đuổi muỗi.

Kiểm soát cholesterol

Tỏi không chỉ giúp ức chế tăng cholesterol máu mà còn giảm những thay đổi mảng xơ vữa xảy ra ở động mạch chủ, dẫn tới xơ vữa động mạch, bệnh tim và bệnh mạch vành.

Trị nấm móng

Sự có mặt của allicin - một thành phần kháng nấm trong tỏi ức chế sự tăng trưởng nấm - do vậy hỗ trợ trong việc điều trị nhiễm nấm một cách tự nhiên.

Giảm nguy cơ các biến chứng bệnh thận và tiểu đường

Năm 2003, molecular & integrative physiology chỉ ra rằng dầu tỏi giúp cải thiện đáng kể hoạt động của gan và thận trong 15 ngày. ngoài ra, nó cũng ngăn chặn các biến chứng sức khỏe do bệnh tiểu đường như bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh thận và bệnh thần kinh.

Kiểm soát insulin tốt hơn

Sử dụng 100mg dầu tỏi/1kg trọng lượng cơ thể cách ngày trong 3 tuần cho thấy tăng đáng kể tốc độ bài tiết insulin. Nó cũng cho thấy tăng độ nhạy insulin và cải thiện kiểm soát đường huyết.

Ức chế sản sinh khối u

Dầu tỏi khi bôi lên da khoảng 3 lần/tuần giúp ức chế sản sinh khối u và cũng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. tuy nhiên, tác dụng này phụ thuộc vào liều dầu tỏi.

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/tac-dung-tuyet-voi-cua-tinh-dau-toi-voi-suc-khoe-63056.html

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/tac-dung-tuyet-voi-cua-tinh-dau-toi-voi-suc-khoe/20220409030822981)

Chủ đề liên quan:

sức khoẻ tinh dầu tinh dầu tỏi

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em tuổi mẫu giáo, tiểu học hầu hết chưa ý thức được cách bảo vệ và phòng chống sâu răng nhưng lại có thói quen rất thích ăn quà vặt với hàm lượng đường cao. Vì thế, theo các kết quả nghiên cứu, tỉ lệ trẻ 6 tuổi bị sâu răng bao giờ cũng rất “đáng sợ”.
  • Để đảm bảo sức khỏe, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp: với tình trạng dinh dưỡng, với sức khỏe, với điều kiện kinh tế và sở thích...
  • Dưới đây là danh sách 10 loại thực phẩm quen thuộc gây ung thư mà bạn nên ngay lập tức tránh xa.
  • Ngày 15/4 tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Báo Sức khoẻ Đời sống đã ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2015-2017 và hợp đồng hợp tác tuyên truyền năm 2015.
  • Cây tràm mọc hoang tại khắp nơi trong nước ta từ Nam đến Bắc, nhiều nhất tại miền Nam mọc thành từng rừng bạt ngàn sau những rừng sú.
  • Vật dụng và những thói quen xung quanh nơi bạn làm việc, có thể gây ra vô số những vấn đề sức khỏe lâu dài.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY