Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Tác hại của Thuốc lá trên bệnh nhân đái tháo đường

Thuốc là là nguyên nhân gây nên các bệnh lý nghiêm trọng. Đặc biệt, người bệnh đái tháo đường nếu hút Thuốc sẽ làm chậm hấp thu insulin.

Thuốc lá và sức khỏe con người

Cứ 1 giây có 1 người ch*t vì nhiễm bệnh liên quan đến Thuốc lá. Thuốc lá được xem như một đại dịch của thế kỷ, nó gây nên cái ch*t nhiều hơn cả dịch hạch và AIDS.

Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 439.000 người ch*t vì Thuốc lá, hoặc cứ 5 người ch*t thì trong đó có 1 người liên quan đến Thuốc lá, song vẫn còn rất nhiều người hút Thuốc lá.

Tại sao phải cấm hút Thuốc nơi công sở?

Những người xung quanh khi hít phải khói Thuốc cũng bị ảnh hưởng sức khỏe như người hút. Những người này được gọi là hút Thuốc thụ động hay nói khác đi là bị hút Thuốc.

Đối với trẻ nhỏ, cơ thể chúng nhạy cảm với nicotin trong khói Thuốc gấp 2 lần người lớn, nên rất nguy hiểm cho những trẻ có cha mẹ nghiện Thuốc.


Người đái tháo đường nếu hút Thuốc sẽ làm chậm hấp thu insulin

Tác hại của Thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường?

Thuốc lá là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư phổi, viêm phế quản mãn, bệnh lý tim mạch (đột quỵ, tai biến mạch máu não, thiếu máu cơ tim…) và nhiều bệnh khác.

Ở những bệnh nhân đái tháo đường người ta thấy ảnh hưởng của Thuốc lá còn dữ dội hơn nữa, tỉ lệ Tu vong và bệnh lý tim mạch cao gấp 2 lần so với người không hút Thuốc.

Các chuyên gia tim mạch coi Thuốc lá và đái tháo đường là 2 trong số những tác nhân dẫn đến bệnh lý về tim mạch.

Khi hút Thuốc, người hút đưa một lượng carbon dioxin từ khói Thuốc vào cơ thể, chất này ngăn cản oxy kết hợp với hồng cầu.

Để bù đắp lại, cơ thể tăng sản xuất hồng cầu và đó chính là một trong những tác nhân làm tăng biến chứng suy thận, mù mắt, hoại tử bàn chân, đột quỵ ở bệnh nhân đái tháo đường.

Cũng từ khói Thuốc, nicotin vào máu gây co thắt những mạch máu nhỏ, làm chậm sự hấp thu của insulin khi tiêm, đưa đến khó kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân sử dụng insulin.

Ngoài ra, nó còn làm tăng tình trạng đề kháng insulin của cơ thể. Theo thống kê, rủi ro mắc bệnh ĐTĐ týp 2 cao gấp 2 lần ở những người hút Thuốc lá, đặc biệt ở phụ nữ, nó còn là nguyên nhân của việc sảy thai, sinh non ở những sản phụ ĐTĐ.

Rõ ràng, Thuốc lá không chỉ gây nên những biến chứng nghiêm trọng trên bệnh nhân ĐTĐ mà còn làm tăng khả năng phát triển ĐTĐ ở người hút Thuốc.

Làm thế nào để bỏ Thuốc lá?

Trong mười năm gần đây, với sự nỗ lực của y tế cộng đồng và áp lực xã hội, số người hút Thuốc đã giảm hơn trước.

Tuy nhiên, ở những nước đang phát triển, tỷ lệ người hút Thuốc lá vẫn rất cao, đòi hỏi những quốc gia này phải nỗ lực hơn nữa.

Một vài lời khuyên cho người cai Thuốc: tốt nhất là không bao giờ hút Thuốc lá dù trong bất kì hoàn cảnh nào để khỏi phải cai Thuốc.

Có nhiều phương pháp cai Thuốc lá như: thông qua tư vấn tâm lý, giáo dục, chơi thể thao, hay dùng miếng dán, kẹo nicotin để thay thế (phương pháp này cần thận trọng khi có thai).

Tuy nhiên, mấu chốt trong việc cai nghiện là người cai nghiện phải có quyết tâm cao, chỉ như vậy mới có thể cứu được những năm còn lại của cuộc đời họ. Bỏ Thuốc không bao giờ là quá muộn.

Theo BS CKI Đỗ Đình Thắng - Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tac-hai-cua-thuoc-la-tren-benh-nhan-dai-thao-duong-n11922.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY