Dáng đẹp hôm nay

Tái dương tính Covid-19 vì… chưa điều trị xong

GDTĐ - Có nhiều khả năng khiến một số bệnh nhân Covid-19 tái dương tính sau khi âm tính hoặc đã xuất viện. Những trường hợp này cần được cách ly và theo dõi thêm, tránh nguy cơ lây lan ra cộng đồng.

Hiện tượng không bất thường

Chia sẻ về trường hợp bệnh nhân 50 tái dương tính sau quá trình điều trị Covid-19, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho hay: “Theo tôi, ca bệnh này chưa điều trị xong. Cụ thể là, cơ thể chưa đào thải hết virus, chưa tiêu diệt được hết virus”. Do đó, PGS.TS Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh, đó là điều trị “chưa sạch”. “Tính đến nay, chưa có trường hợp nào lây từ người đã điều trị xong trở về cộng đồng được báo cáo”, ông Nga nói thêm.

Trao đổi với Báo GD&TĐ, PGS.TS Đinh Vạn Trung - nguyên Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Viện trưởng Viện Phát triển Y dược Công nghệ cao, cho biết, việc ghi nhận một số ca tái dương tính sau khi từng âm tính là điều không hề bất thường. “Không chỉ riêng bệnh nhân 22 tại Việt Nam, thế giới cũng từng ghi nhận không ít trường hợp tái dương tính sau khi được xuất viện”, PGS.TS Trung nói.

Lý giải về vấn đề này, ông Trung nhận định, có nhiều khả năng dẫn đến kết quả tái dương tính của người bệnh: “Một là virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể người bệnh. Hai là, bệnh nhân này có thể bị lây nhiễm từ một nguồn khác sau khi xuất viện”.

Tuy nhiên, PGS.TS Đinh Vạn Trung nhấn mạnh, tái dương tính không đồng nghĩa với tái nhiễm. “Một số người mang trong mình virus, nhưng chưa có triệu chứng điển hình, tức là chưa phát bệnh và được gọi là người lành mang trùng”, ông nói thêm.

PGS.TS Trung cho rằng, những người tái dương tính với Covid-19 vẫn có thể có khả năng lây nhiễm. Do đó, các cá nhân này cần được cách ly, theo dõi thêm.

Chia sẻ với Báo GD&TĐ, Đại tá, PGS.TS Kiều Chí Thành - Chủ nhiệm khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn Bệnh viện Quân y 103, cho hay: “Có khả năng bệnh nhân Covid-19 tái dương tính là do virus SARS-CoV-2 trong cơ thể họ vẫn còn và chưa được điều trị hết. Đặc biệt, một số người cần 14 ngày để virus bị loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể, nhưng có trường hợp cần 15 - 20 ngày”.

PGS.TS Thành nhận định, yếu tố vô cùng quan trọng trong công tác xét nghiệm là lấy bệnh phẩm. Đặc biệt là sau quá trình người bệnh được điều trị - khi lượng virus trong các dịch tiết hô hấp đã giảm khá nhiều. Do đó, chỉ cần lấy sai kỹ thuật, lấy quá nông, lấy vào vị trí không đủ số lượng virus hoặc lấy sau khi bệnh nhân vừa súc họng... đều không cho kết quả chính xác.

“Ngay cả khi lấy dịch họng đúng kỹ thuật, thì khả năng phát hiện được virus cũng chỉ là 32%. Nếu lấy được dịch hút của khí phế quản thì độ chính xác là 90%. Hiện nay, nhằm giảm nguy hiểm cho người bệnh, Việt Nam thường lấy dịch hầu họng hoặc dịch họng mũi, với tỷ lệ chính xác tối đa là 70%”, PGS.TS Kiều Chí Thành nhấn mạnh.

Theo ông Thành, cũng có khả năng do xét nghiệm là tìm đoạn gen, đoạn di truyền của virus, nên lần xét nghiệm sau có thể tìm thấy xác của virus còn nằm trong tế bào bạch cầu, dẫn đến kết quả dương tính.

Thế giới ghi nhận nhiều ca tái dương tính

“Ngày 10/4, bệnh nhân 22 bay từ Đà Nẵng vào TPHCM để chuẩn bị xuất cảnh về nước sau khi được công bố khỏi bệnh vào ngày 27/3. Qua lấy mẫu test nhanh tại sân bay Tân Sơn Nhất, phát hiện dương tính và tiếp tục chuyển thêm mẫu tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới để làm xét nghiệm khẳng định. Đến tối 12/4, kết quả khẳng định người này vẫn còn virus SARS-CoV-2 trong cơ thể. Tuy nhiên, trước đó một ngày bệnh nhân đã xuất cảnh trở về Anh. Trước đó, các cơ sở y tế cũng ghi nhận một số bệnh nhân đang trong quá trình điều trị có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1 - 3 lần với SARS-CoV-2, nhưng dương tính trở lại như: Bệnh nhân 91; 50 và 149”.

Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản cũng từng ghi nhận những trường hợp bệnh nhân Covid-19 tái dương tính sau khi được công bố khỏi bệnh. Theo truyền thông Trung Quốc, cứ 10 bệnh nhân ở Vũ Hán được xác định khỏi bệnh và xuất viện thì có 3 người dương tính trở lại.

Trong khi đó, Jung Eun Kyeong - Giám đốc của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hàn Quốc (CDC) cho rằng, khả năng cao là trong người những bệnh nhân này vẫn còn virus, và sau một thời gian tự cách ly thì nó đã phát triển trở lại; chứ không có khả năng tái nhiễm từ bên ngoài.

Trước bối cảnh này, Hàn Quốc cho biết sẽ xét nghiệm lại tổng thể đối với những trường hợp tái dương tính, thay vì chỉ lấy dịch đường hô hấp trên như thông thường. Tuy nhiên, phương pháp sàng lọc này sẽ gây mất thời gian và chỉ cho kết quả sau 2 tuần.

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/tai-duong-tinh-covid-19-vi-chua-dieu-tri-xong-20200416101509291.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY