Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tại sao bạn uống nước nhiều mà vẫn thấy khát

Bạn uống nước nhiều mà vẫn khát thì hãy xem có mắc phải các vấn đề dưới đây không nhé.

Tiểu đường

Tại sao bạn uống nước nhiều mà vẫn thấy khát

Khát nước liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nguồn ảnh: Internet

Đi tiểu nhiều và liên tục khát nước là triệu chứng ban đầu thường gặp của bệnh tiểu đường. bệnh nhân cũng có thể cảm thấy khô miệng tạm thời hoặc kéo dài.

Khi bạn bị tiểu đường, glucose sẽ tích tụ trong máu, buộc thận phải làm việc quá sức để cố gắng hấp thụ. Khi đó, thận sẽ tạo ra nhiều nước tiểu hơn bình thường.

Nỗ lực thải lượng đường dư thừa đó sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi lượng đường trong máu trở lại bình thường. Trong quá trình này, người bệnh cảm thấy khát nước nhiều hơn.

Thiếu máu

Khát nước bất thường cũng có thể do thiếu máu nặng gây ra. bởi tình trạng thiếu máu nặng gây mất quá nhiều hồng cầu đồng thời cũng làm giảm lượng chất lỏng trong cơ thể nên gây ra tình trạng khát nước liên tục. ngoài khát nước thường xuyên thì bạn cũng có thể nhận biết thiếu máu qua các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, nhức đầu, tim đập nhanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt...

Khô miệng

Khát nước cũng là một trong những biểu hiện của chứng khô miệng. khô miệng tuy không quá nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lâu dài có thể gây ra chứng hôi miệng khó trị hoặc răng dễ bị sâu hơn do lượng nước bọt tiết ra không đủ để diệt khuẩn.

Để khắc phục tạm thời tình trạng khô miệng thì bạn có thể uống ngụm nước nhỏ thường xuyên. hoặc thỉnh thoảng bạn cũng có thể nhai kẹo cao su không đường để giúp tuyến nước bọt hoạt động tốt hơn. tuy nhiên, về lâu dài thì bạn nên đi khám để chữa trị hiệu quả hơn.

Vấn đề về tuyến giáp

Ảnh hưởng của việc tuyến giáp hoạt động quá mức có thể khác nhau tùy từng người.

Vì vậy, khi khát nước quá mức kèm theo các triệu chứng liên quan khác như giảm cân không chủ ý, run tay, kiệt sức, lo lắng, kinh nguyệt ít, thì cần kiểm tra chức năng tuyến giáp.

Bác sĩ sẽ xét nghiệm đo nồng độ các hoóc môn kích thích tuyến giáp để xác định xem bạn có bị cường giáp hay không.

Tác dụng phụ của Thu*c

Đôi khi khát quá mức là tác dụng phụ của một số loại Thu*c chống loạn thần, trầm cảm và Thu*c lợi tiểu. Nếu bạn nghĩ rằng Thu*c đang gây ra cơn khát, hãy nói chuyện với người có chuyên môn. Bác sĩ sẽ kiểm tra và quyết định liệu có cần chuyển sang một loại Thu*c khác hoặc giảm liều lượng hay không.

Mất nước nghiêm trọng

Khi cơ thể bạn không có đủ nước để thực hiện các hoạt động bình thường, khát nước là triệu chứng chính. Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là tập thể dục quá nhiều, bị tiêu chảy, buồn nôn, nôn và đổ nhiều mồ hôi.

Nếu nước tiểu vàng sậm, hai bên miệng quá khô, da khô kèm theo đau đầu… bệnh nhân có thể bị mất nước cần được cấp cứu ngay.

Theo Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/tai-sao-ban-uong-nuoc-nhieu-ma-van-thay-khat-52733.html

Theo Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/tai-sao-ban-uong-nuoc-nhieu-ma-van-thay-khat/20210421015616942)

Tin cùng nội dung

  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Người thiếu máu cần bổ máu. Phàm là Thu*c bổ máu như: a giao, đương quy, thục địa, hà thủ ô đều có thể dùng; thức ăn như: gà, vịt, cá, thịt… đều là những thức ăn tốt để bổ máu.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nguyên nhân và biện pháp giúp cải thiện khô miệng và nước bọt đặc quánh lại do điều trị ung thư trẻ em
  • Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY