Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Tại sao bệnh nhân đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng?

Khả năng mắc phải và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý nhiễm trùng trên những bệnh nhân đái tháo đường luôn cao hơn so với trên những người khác.

Một bệnh nhân ĐTĐ phải cắt lọc bỏ ngón chân vì nhiễm trùng Những vị trí trên cơ thể dễ bị nhiễm trùng  Những vị trí có tồn tại sẵn nhiều vi khuẩn như đường tiết niệu, trên da, chân, tay, miệng… sẽ tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm cao. Người đái tháo đường dễ bị viêm phổi và lao phổi và dễ tổn thương nặng, gây biến chứng vì tổn thương nhu mô phổi lan rộng.  Nhiễm trùng da với các biểu hiện viêm quầng đỏ, viêm mô tế bào, loét chân, viêm da do tụ cầu và nhiễm nấm ở kẽ các ngón chân, móng chân gây hoại tử chi…  Nhiễm trùng lợi và chân răng. Đây là biến chứng rất hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ), gây rụng răng, viêm lợi, viêm quanh chân răng, sâu răng, cao răng.  Tình trạng viêm mủ chân răng, sưng tấy vùng hàm mặt có thể dẫn tới nhiễm khuẩn huyết, gây Tu vong nếu không được điều trị.

Ngoài ra còn có thể gặp những nhiễm khuẩn hiếm gặp khác như viêm túi mật khí thũng, viêm tai ngoài ác tính, viêm tuyến mang tai...

Dễ nhiễm trùng vì vi khuẩn “thích” ngọt

Lượng đường trong máu cao sẽ khiến các vết sây xước nhỏ nhất cũng trở thành môi trường lý tưởng để các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi mạnh.  Đây là nguyên nhân chính khiến người mắc bệnh đái tháo đường dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng và chữa lâu khỏi, thậm chí không thể khỏi. Ngoài ra, khi bị đái tháo đường, bệnh nhân hay mắc các biến chứng đi kèm như rối loạn thần kinh cảm giác.  Rối loạn này làm cho người mắc ĐTĐ phát hiện chậm khi bị những vật nhọn sắc đâm vào vì thế tổn thương thường nặng.

Rồi sự rối loạn mỡ trong máu làm cho mạch máu bị xơ cứng, hẹp lại… gây thiếu máu dẫn tới các bộ phận xa tim nên khi gặp tổn thương, hệ thống bạch cầu không đến đủ để làm nhiệm vụ miễn dịch cho cơ thể.

Sự kết hợp của nhiều yếu tố này khiến bệnh nhân ĐTĐ luôn tiềm ẩn nguy cơ cao trong việc mắc phải những bệnh lý nhiễm trùng.

Phòng và điều trị

Để phòng ngừa, người bệnh cần luôn vệ sinh da sạch sẽ, không tắm nước nóng và dùng xà phòng giữ ẩm nhẹ; giữ da khô ráo bằng cách xoa bột Talc vào những vùng da hay cọ xát vào nhau như nách, bẹn, kẽ các ngón chân; cắt móng chân, móng tay thường xuyên.

Luôn trang bị đầy đủ khẩu trang khi đi ra đường, sử dụng những loại quần áo, tất, mũ vải mềm chất liệu thấm hút mồ hôi.

Vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng các loại bàn chải mềm, chải răng thường xuyên và tránh gây các tổn thương trong khoang miệng.

Với các vết thương, cần rửa sạch bằng nước hoặc cồn và băng những vết xước da, rách da ngay khi mới phát hiện,

Về điều trị, cần kết hợp nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là kiểm soát đường huyết, kiểm soát chỉ số HbA1C, ngăn chặn những tổn thương có thể mắc phải và vệ sinh đúng cách.  Theo Dân trí
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tai-sao-benh-nhan-dai-thao-duong-de-bi-nhiem-trung-n11665.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY