Tai , Mũi , Họng hôm nay

Tại sao con tôi lại thường xuyên chảy máu cam?

Con tôi rất hay bị chảy máu cam. Cháu bị từ năm 2 tuổi đến giờ là 4 tuổi vẫn không thấy hết.

Ban đầu, đưa cháu đi khám, BS nói là bình thườngvà trấn an tôi là trẻ con hay bị chảy máu cam như vậy lắm. Thật ra, mỗi lần chảymáu thì cũng không nhiều, chỉ một chút xíu thôi. Nhưng tôi thấy việc này kéo dàiđã 2 năm thì rất lo (các trẻ khác mà tôi biết không bị, hoặc nếu bị cũng chỉ bịthỉnh thoảng mà thôi).

Tôi cần làm gì cho bé? (Các chỉ số khác về chiều cao,cân nặng của bé đều bình thường. Cháu ngoan và ăn ngủ, vui chơi như mọi trẻkhác trong trường mẫu giáo). (Nguyễn Thị Anh Khoa - Quận 6).

Chào bạn,

Chảy máu mũi là triệu chứng của nhiều bệnh. Tuy nhiên, ở trẻtriệu chứng này thường là chảy máu mũi vô căn. Đây là nguyên nhân thường gặp vàlành tính nhất (chỉ có điều khi lặp đi lặp lại như vậy thường làm các bậc phụhuynh lo lắng). Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân khác ít gặp hơn như dị vậtmũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, một số bệnh lý huyết học (suy tủy, thiếu cácyếu tố đông máu), các loại u và một số bệnh lý dị dạng mạch máu mũi, suy dinhdưỡng…

Nếu lo lắng, bạn có thể đưa bé đi khám lại lần nữa, nhấn mạnhyếu tố bé bị chảy máu mũi kéo dài 2 năm, bị thường xuyên để BS thực hiện cácxét nghiệm, chẩn đoán cẩn thận. Trong trường hợp đã loại trừ hết tất cả cácnguyên nhân bệnh lý khác thì đành… chăm sóc bé tốt và chờ đến khi hiện tượngnày tự khỏi.

Bạn cũng lứu ý, bé bị chảy máu mũi, nên xác định bên chảymáu để cầm máu. Đa số là chảy máu mũi vô căn do vỡ điểm mạch mũi trước nên bạnchỉ cần cho bé nằm nghỉ và dùng ngón tay trỏ đè cánh mũi vào vách ngăn trong 10phút, điểm mạch sẽ tự ngưng chảy máu. Tuyệt đối dặn dò kỹ không cho bé nuốt máuvào bụng vì sẽ gây nôn ói làm tăng thêm tình trạng của bệnh. Nếu sau 10 phútmáu vẫn còn chảy, bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.

Theo BS Lê Thị Ngọc Diệp - Mẹ và Con

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tai-sao-con-toi-lai-thuong-xuyen-chay-mau-cam-n166057.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY