Trong thời phong kiến cổ đại ở các quốc gia châu á có hàng nghìn trận chiến. những trận chiến này đều rất khốc liệt do các tướng lĩnh cầm quân. trên phim ảnh, những cảnh chiến tranh giữa các vương triều liên tục nổ ra nhằm giúp triều đình một nước củng cố quyền lực được thể hiện rất chân thực. hình ảnh những đội kỵ binh dũng mãnh chiến đấu vì đất nước, triều đình để chứng tỏ sự phục tùng với hoàng đế được tái hiện vô cùng rõ nét.
>> Xem thêm: Tại sao không được thổi sáo ban đêm?
Một trong những điều khiến nhiều người tò mò chính là vì sao các tướng quân, hay quân lính ít khi giết chết ngựa của đối phương trên chiến trường. Ngay cả nhà thơ Đỗ Phủ nổi tiếng thời Đường cũng nhắc đến vấn đề này trong cuốn "Tiền xuất tắc" rằng: "Xạ nhân tiên xạ mãcầm tặc tiên cầm vương" (Nghĩa là: Muốn bắn người trước tiên bắn ngựa, muốn bắt giặc trước tiên phải bắt vua). Câu thơ trên với ngụ ý muốn bắt giặc phải bắt tướng đầu tiên.
>> Xem thêm: Đi theo dấu chân chàng Thạch Sanh
Binh pháp lại có câu “Chủ soái nhất tử, quân tâm đại loạn, bất công tự phá” nghĩa là “Tướng soái chết, lòng quân rối loạn, không đánh cũng tự thua". Tướng là mục tiêu cuối cùng công kích giữa hai bên. Sự an toàn của Tướng là nhân tố quyết định của những bàn cờ. “Tướng còn đó, vẵn còn tranh đấu mãi”. Mục tiêu cuối cùng của tất cả là làm chết Tướng. Vì Tướng chết, là chấm dứt một cuộc cờ!
>> Xem thêm: Vén màn bí ẩn nữ chiến thần Trung Quốc thời cổ đại
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.Tuy nhiên, ngựa của đối phương chưa bao giờ trở thành mục tiêu giết hại của những tướng sĩ trên chiến trường. Theo Sohu, trong thời cổ đại, vũ khí được sử dụng nhiều nhất trên chiến trường là giáo, kiếm, cung tên do thời kỳ đó chưa phát minh ra thuốc súng. Trong đó, cung tên là loại vũ khí tấn công tầm xa quan trọng nhất.
>> Xem thêm: Cung tần triều Thanh "kèn cựa" nhan sắc khốc liệt, bày trăm kế dưỡng nhan mới mong được thị tẩm
Hơn nữa, vào thời kỳ đó, ngựa có vị trí vô cùng quan trọng trong đội kỵ binh. Thậm chí, có nhiều nước còn tuyển chọn, nuôi những giống ngựa tốt nhất chỉ để phục vụ cho việc chiến đấu trên chiến trường với quân địch. Xe ngựa thời kỳ đó được ví như cỗ xe tăng trong các trận chiến hiện đại của thế kỷ 20.
>> Xem thêm: Chiến cẩu: Niềm tự hào và kết cục bi thương
Theo lý mà nói, muốn dành phần thắng về mình và muốn bị thiệt hại ít nhất, chỉ cần tấn công ngựa của kẻ địch. Như vậy, đội kỵ binh của kẻ địch sẽ tan rã, sức mạnh quân sự của đối phương cũng bị tổn hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi một trận chiến kết thúc, tỷ lệ sống sót của ngựa là cao nhất.
Đằng sau việc này có ba lý do vô cùng quan trọng mà ít ai biết.
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.Thứ nhất, ở trên chiến trường, ngựa không dễ bắn chút nào. đối với những con ngựa chiến thời phong kiến, chúng được bảo hộ bởi một loại áo giáp đặc biệt. đây cũng là loại áo giáp mà các tướng cầm quân thường mặc trên chiến trường. loại áo giáp này có tác dụng giúp bảo vệ cơ thể ngựa tránh khỏi cung tên, giáo mác. hơn nữa, các cung thủ cũng không dễ bắn trúng ngựa của kẻ thù do có khoảng cách xa. đặc biệt, một con ngựa được trang bị áo giáp lại càng khó bắn trúng đích.
Lý do thứ hai là ngựa không dễ chết chỉ sau một mũi tên. điều này không có nghĩa là ngựa không chết mà là do những con ngựa chiến vốn rất khỏe mạnh, nếu chỉ bắn một mũi tên thì khó có thể giết chết. hơn nữa, ngựa đã được huấn luyện nghiêm ngặt, lực sát thương của một mũi tên không lớn. thay vì bắn cung tên vào ngựa thì thường những tướng sĩ trên chiến trường sẽ bắn tên vào kẻ địch.
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.Thứ ba, ngựa chiến thời kỳ đó rất đắt tiền. thời cổ đại, có hai loại gia súc không được phép ăn đó chính là trâu và ngựa chiến. ngựa chiến của quân đội là tài sản quý hiếm đồng thời cũng là chiến lợi phẩm có giá trị nhất trong chiến tranh. giá trị của ngựa chiến là điều hiển nhiên không thể bàn cãi.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ngựa sẽ không bị tấn công trong chiến tranh, chỉ là các cung thủ hiếm khi tấn công ngựa. Hầu hết các binh lính khi cận chiến đều trực tiếp chặt chân ngựa bởi đây là vị trí không có áo giáp bảo vệ.
- Video: Khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: CCTV.
Theo Văn hóa & Phát triển
Link bài gốc Lấy link
https://hoinhap.vanhoavaphattrien.vn/tai-sao-khi-chien-dau-ke-dich-khong-giet-ngua-cua-doi-phuong-a13500.htmlTheo Văn hóa & Phát triển