Giảm cân hôm nay

Tại sao mỡ nội tạng lại đặc biệt nguy hiểm?

Mỡ nội tạng là chất béo được lưu trữ xung quanh các cơ quan nội tạng chính như gan, tuyến tụy và thận. Hầu hết mọi người thường coi chất béo trong cơ thể là tương đối vô hại và chỉ đơn thuần là thứ mà chúng ta muốn loại bỏ để có vóc dáng và cảm thấy tốt hơn.

Nhưng bạn cũng nên biết rằng một số loại chất béo nguy hiểm được tích trữ xung quanh các cơ quan nội tạng góp phần gây ra bệnh tim, sa sút trí tuệ, ung thư, trầm cảm và nhiều bệnh khác. Cơ thể tích trữ mỡ thừa và tình trạng béo phì không chỉ là khó coi mà chúng còn cực kỳ nguy hiểm.

Chất béo nội tạng là gì?

Mỡ nội tạng là sự tích tụ mô mỡ thừa trong ổ bụng. Nói cách khác, nó được gọi là chất béo “sâu” được lưu trữ bên trong các cơ quan khác với chất béo bụng tồn tại ngay “dưới da”. Đó là một dạng chất béo giống như gel bao bọc xung quanh các cơ quan chính, bao gồm gan, tuyến tụy và thận.

Nếu bạn có phần bụng nhô ra và vòng eo lớn, đó là dấu hiệu rõ ràng cơ thể đang tích trữ chất béo nội tạng nguy hiểm. Mặc dù điều này dễ nhận thấy và rõ rệt nhất ở những người béo phì, nhưng bất kỳ ai cũng có khả năng phát triển mỡ nội tạng và nhiều người thậm chí còn không biết điều đó.

Mỡ nội tạng là sự tích tụ mô mỡ thừa trong ổ bụng, có hại cho sức khỏe.

Tác hại nguy hiểm của mỡ nội tạng đến sức khỏe

Mỡ nội tạng đặc biệt nguy hiểm bởi vì những tế bào mỡ này không chỉ ngồi đó và khiến bụng bạn to ra, chúng còn thay đổi cách cơ thể hoạt động.

Mang theo mỡ nội tạng dư thừa có liên quan đến việc tăng nguy cơ một số vấn đề sức khỏe như: Bệnh tim mạch vành, ung thư, đột quỵ, sa sút trí tuệ, bệnh tiểu đường, phiền muộn, viêm khớp, béo phì, rối loạn chức năng tình dục và rối loạn giấc ngủ.

Mỡ nội tạng được coi là chất độc hại và gây ra rắc rối kép cho cơ thể vì nó có khả năng kích thích các con đường gây viêm, cộng với các phân tử truyền tín hiệu có thể can thiệp vào các chức năng nội tiết tố bình thường của cơ thể.

Trên thực tế, bản thân mô mỡ hoạt động giống như một cơ quan độc lập bằng cách bơm ra hormone và các chất gây viêm. Tích trữ mỡ thừa xung quanh các cơ quan nội tạng làm tăng sản xuất các hóa chất gây viêm, còn được gọi là cytokine, dẫn đến viêm. Đồng thời, nó can thiệp vào các hormone điều chỉnh sự thèm ăn, cân nặng, tâm trạng và chức năng não.

Mỡ nội tạng phát triển như thế nào?

Cốt lõi của cân nặng, sự thèm ăn và kiểm soát tâm trạng là lượng đường trong máu, được kiểm soát phần lớn bởi hormone insulin. Insulin cân bằng lượng đường trong máu bằng cách hạ thấp chúng sau khi ăn một bữa ăn nhiều carbohydrate hoặc có đường. Khi chúng ta tiêu hóa thức ăn, cơ thể sẽ phá vỡ các phân tử đường và tinh bột thành các đơn vị đơn giản hơn gọi là glucose hoặc fructose.

Những loại đường đơn này đi vào máu và kích hoạt giải phóng insulin từ tuyến tụy, và sau đó insulin có nhiệm vụ quan trọng là dẫn đường trong máu vào các tế bào khắp cơ thể. Quá trình này cung cấp năng lượng cho não, mô và chức năng cơ bắp hoạt động bình thường.

Khi có quá nhiều glucose trong máu và các tế bào đã tích trữ đầy năng lượng dữ trữ, glucose sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo hay mỡ nội tạng. Các loại tinh bột đã qua chế biến, như bánh mì trắng hoặc gạo trắng, cùng với thực phẩm nhiều đường, nhanh chóng được chuyển hóa thành đường đơn đi vào máu và kích hoạt giải phóng insulin lớn hơn từ tuyến tụy. Kết quả thường là tăng cân, cộng thêm cảm giác đói nhiều hơn, dẫn đến ăn quá nhiều và một vòng luẩn quẩn khiến bạn khó bỏ ăn đồ ngọt.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/giam-beo/tai-sao-mo-noi-tang-lai-dac-biet-nguy-hiem-30001/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY