Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Tại sao virus sởi lại đặc biệt nguy hiểm cho trẻ sơ sinh?

Sởi là bệnh truyền nhiễm, chủ yếu xảy ra ở trẻ em. Bệnh sởi cấp có tỉ lệ Tu vong rất cao; ngoài ra, còn có thể dẫn tới một số biến chứng cực kì nghiêm trọng, nguy cơ Tu vong cao như viêm phổi, viêm màng não, viêm màng não hậu nhiễm sởi, hay viêm màng não bán cấp tính.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, bệnh này gây Tu vong cho 158.000 ca hằng năm (2011) và chủ yếu xảy ở các nước có hệ thống chăm sóc sức khoẻ chưa hoàn thiện - nơi tỉ lệ ch*t vì sởi lên tới 1-2 ca trên 1.000 dân.

Nghiêm trọng hơn trong trong năm 2018, ở 47 trên tổng số 50 quốc gia châu Âu có hơn 80.000 ca mắc sởi với 72 ca Tu vong, và đáng chú ý là các ca này xảy ra ở các nước đã có hệ thống chăm sóc sức khoẻ cực kì phát triển.

Tổng số ca mắc sởi năm 2018 cao nhất trong một thập kỉ qua, cao hơn 3 lần so với năm cao nhất (2017) và cao hơn 15 lần so với năm thấp nhất (2016).

Việc đưa chương trình tiêm chủng phòng sởi trên toàn thế giới từ những năm 70, thế kỉ 20 đã giúp loại bỏ phần lớn các ca Tu vong do sởi, từ 630.000 ca năm 1990 xuống còn 158.000 ca năm 2011; và chuyển nhóm tuổi mẫn cảm với sởi từ trẻ sơ sinh sang thanh thiếu niên ở các nước đã phát triển.

Tuy nhiên, tình trạng này lại khác ở các nước nghèo và đang phát triển nơi mà trẻ em dưới 4 tuổi lại là đối tượng mẫn cảm chính. Ngoài ra, việc thiếu dinh dưỡng cũng là một nguyên nhân khiến tăng tỉ lệ mắc sởi ở trẻ sơ sinh. Cách đơn giản và hiệu quả nhất để ngăn sởi bùng phát là duy trì tỉ lệ tiêm phòng cao trong cộng đồng.

Theo ước tính cần duy trì tỉ lệ tiêm phòng từ 90-95% để ngăn sự lây lan bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh sởi nói riêng trong cộng đồng.

Virus sởi đặc biệt nguy hiểm cho trẻ sơ sinh vì đây là một trong ba virus có khả năng gây ức chế miễn dịch (hai virus còn lại là HIV, và Human T-lymphotropic virus 1). Ức chế miễn dịch của sởi thể hiện ở khả năng gây ch*t hàng loạt tế bào lympho, đẩy cán cân đáp ứng từ Th1 sang Th2 (Th1: khả năng tế bào T đáp ứng với virus, Th2: khả năng tế bào T bị ức chế đáp ứng), và các tế bào lympho không còn khả năng đáp ứng với tác nhân kích thích.

Cụ thể, khi xâm nhiễm, virus sởi hoạt hoá quá trình tự ch*t của các tế bào miễn dịch như tế bào tua, tế bào T (các tế bào tham gia chính trong việc loại bỏ virus) thông qua việc tiết các chất kích thích gây ch*t theo chương trình. Trong một chiêu bài khác, tương tự như HIV, virus sởi trốn trong tế bào tua và sử dụng tế bào này như một “con ngựa thành Tơ-roa” để tiếp xúc và ức chế hoạt động của tế bào lympho T (tế bào điều khiển mọi hoạt động miễn dịch của cơ thể).

Ngoài ra, virus sởi còn sử dụng chính các protein trên bề mặt vỏ của mình để “bịt miệng” tế bào lympho T, ngăn tế bào này “trao đổi thông tin” với tế bào tua và vì thế ngăn khả năng “điều binh khiển tướng” hệ miễn dịch của tế bào lympho T. Vậy nên, việc nhiễm virus sởi sẽ có tác động rất lớn tới hệ miễn dịch của cơ thể.

Tuy khả năng gây Tu vong cao như vậy nhưng vaccine phòng sởi lại có hiệu quả rất cao. Chỉ cần một lần tiêm phòng thì có khả năng bảo vệ suốt đời. Vì vậy, chỉ cần đưa trẻ nhỏ tiêm phòng đầy đủ vaccine phòng sởi và các bệnh truyền nhiễm khác để duy trì tỉ lệ tiêm phòng trong cộng đồng trên 95% là hoàn toàn có thể ngăn sởi và các bệnh truyền nhiễm khác bùng phát.

PGS.TS. Trần Văn Hiếu (Trường đại học khoa học tự nhiên TP.HCM)

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/tai-sao-virus-soi-lai-dac-biet-nguy-hiem-cho-tre-so-sinh)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY