Tâm sự hôm nay

Tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch và phòng, chống T*i n*n, thương tích trẻ em

(MangYTe) - Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung vừa có công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc Tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch COVID-19 và phòng, chống T*i n*n, thương tích, đuối nước trẻ em trong mùa hè.

Công điện nêu rõ, hiện nay dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Ở một số địa phương, nhiều trẻ em bị nhiễm COVID-19 và phải cách ly tập trung để phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời, mỗi khi mùa hè đến, số trẻ em bị T*i n*n, thương tích, đặc biệt bị Tu vong do đuối nước lại tăng cao. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 và bảo đảm an toàn, phòng, chống T*i n*n, thương tích, T*i n*n đuối nước trẻ em, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương đã và đang tích cực triển khai kịp thời, quyết liệt các giải pháp để bảo vệ, chăm sóc trẻ em, giảm tối đa lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 và bị tổn hại do T*i n*n, thương tích.

Tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch và phòng, chống T*i n*n, thương tích trẻ em - Ảnh 1.

Bộ trưởng đào ngọc dung đề nghị các địa phương tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch covid-19.

Để chủ động ứng phó với tác động của đại dịch COVID-19 tới trẻ em và tích cực phòng ngừa T*i n*n, thương tích, đặc biệt T*i n*n đuối nước trẻ em trong mùa hè, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, giải pháp sau:

Khẩn trương triển khai Quyết định số 623/QĐ-LĐTBXH ngày 29/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hỗ trợ cho trẻ em bị nhiễm COVID-19 và trẻ em phải cách ly tập trung để phòng, chống dịch COVID-19. Sử dụng nguồn lực địa phương, vận động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hỗ trợ kinh phí, đồ dùng thiết yếu và tăng cường dinh dưỡng cho số trẻ em nói trên với phương châm không một trẻ em nào rơi vào hoàn cảnh khó khăn do đại dịch COVID-19 mà không được hỗ trợ, chăm sóc kịp thời.

Chỉ đạo các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị chức năng tại địa phương triển khai các biện pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bảo đảm an toàn, phòng, chống lây nhiễm COVID-19, phòng, chống xâm hại trẻ em ở gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, khu công nghiệp và các địa bàn thực hiện giãn cách xã hội.

Tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch và phòng, chống T*i n*n, thương tích trẻ em - Ảnh 2.

Chủ động phòng, chống đuối nước trẻ em.

Tăng cường truyền thông về trách nhiệm, phổ biến kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong hoàn cảnh dịch bệnh và phòng, chống đuối nước trẻ em. quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng địa phương, trên hệ thống truyền thanh xã, phường, nhân bản, phân phát đến từng cơ sở y tế, cơ sở cách ly tập trung, địa bàn cách ly, giãn cách xã hội, hộ gia đình, cộng đồng dân cư và trẻ em các tài liệu, sản phẩm truyền thông do bộ y tế, bộ lao động - thương binh và xã hội phối hợp với tổ chức y tế thế giới (who), quỹ nhi đồng liên hợp quốc (unicef) và một số tổ chức quốc tế hướng dẫn, ban hành. kịp thời thông tin, thông báo đến tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) các vấn đề, vụ việc, nhu cầu trẻ em cần hỗ trợ.

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp: Chủ trì, phối hợp với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ sở giáo dục thực hiện việc phân công bàn giao, quản lý, giám sát trẻ em trong thời gian nghỉ hè hoặc không đến trường do thực hiện giãn cách xã hội, bảo đảm an toàn, phòng, chống T*i n*n, thương tích trẻ em tại gia đình và cộng đồng. Xây dựng kế hoạch, phối hợp và phân công cụ thể cho các ngành, đoàn thể, cán bộ, công chức, cộng tác viên, tình nguyện viên triển khai việc rà soát các hộ gia đình, các vị trí mặt nước, hồ, ao, sông, suối, công trình công cộng, công trình xây dựng để phát hiện kịp thời các nguy cơ đuối nước, rơi, ngã và các nguy cơ mất an toàn khác; thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, phòng ngừa, cảnh giới, nhắc nhở, bảo đảm môi trường sống an toàn cho mọi trẻ em. Tổ chức vận động các hộ gia đình cam kết trách nhiệm xây dựng ngôi nhà an toàn, thường xuyên quan tâm trông giữ, giám sát, bảo đảm an toàn cho trẻ em.

Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo viên và hướng dẫn viên dạy bơi; vận động các gia đình chủ động đưa trẻ em đi học bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh COVID-19 tại địa phương để tổ chức các lớp dạy bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em.

Tăng cường phối hợp liên ngành trong việc chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống T*i n*n, thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về phòng, chống T*i n*n, thương tích, T*i n*n đuối nước trẻ em. Chỉ đạo xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với các vụ việc T*i n*n thương tích, T*i n*n đuối nước gây Tu vong trẻ em.

VÂN KHÁNH

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/tang-cuong-bao-ve-cham-soc-tre-em-trong-dai-dich-va-phong-chong-tai-nan-thuong-tich-tre-em-20210603182917641.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, đe dọa sức khỏe của con người. Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng hơn vì còn chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất.
  • Sau thời gian lấy ý kiến của các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội, tầng lớp nhân dân, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi)...
  • Khi người dân chứng kiến T*i n*n và tham gia cấp cứu cần trang bị một số kiến thức cơ bản theo các bước sau
  • Đứng trước thực trạng khi gặp nạn nhân bị T*i n*n giao thông nhiều người không dám vào sơ cứu vì sợ làm nặng thêm tổn thương, TS.BS Hoàng Bùi Hải, Khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực, BV ĐH Y Hà Nội tóm tắt một số kiến thức cơ bản, giúp người chứng kiến tự tin hơn khi sơ cứu T*i n*n thương tích trên đường phố.
  • Trong lúc chơi gần chỗ đặt máy xát gạo, bé gái 2 tuổi đã bị cuốn vào dây curoa của máy xát khiến trẻ buộc phải cắt cụt một bên chân để bảo toàn tính mạng.
  • Hội nghị WHO Tây Thái Bình Dương ra 5 Nghị quyết y tế khu vực trong đó có phòng chống viêm gan vi rút, bao hiểm y tế toàn dân, phòng chống lao, T*i n*n thương tích và sức khỏe người dân đô thị.
  • Để phòng tránh bệnh viêm phổi cũng như một số bệnh khác, trẻ phải được bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời và kéo dài cho đến khi trẻ dược 18 - 24 tháng.
  • Sáng 25/8, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (UBATGTQG), Bộ Công an và các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo chuyên đề “Ứng phó cấp cứu sau T*i n*n giao thông - Vai trò cấp cứu ban đầu”.
  • Ngã và những chấn thương do ngã là những T*i n*n rất thường gặp ở trẻ em, ở mọi lứa tuổi, mọi lúc và mọi nơi.
  • Tình trạng bạo lực ở giới trẻ, gây không ít quan ngại cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Những trận ức hiếp bạn trang lứa ngày càng nhiều, và hình thức gây hấn cũng càng nham hiểm và nguy hại hơn. Vì sao những thanh thiếu niên này lại chọn gây hấn, thay vì ôn hòa và thù ghét, thay vì tử tế?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY