Trong Quyết định 588/QĐ-TTg ngày 28/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 hoạch định ra 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp.
Cụ thể, 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp gồm (1) tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ, chính quyền; (2) đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi; (3) điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích; (4) mở rộng tiếp cận các dịch vụ, skss/khhgđ và các dịch vụ có liên quan khác và (5) các nhiệm vụ giải pháp khác (bao gồm đào tạo, nghiên cứu khoa học, hệ thống thông tin quản lý, hợp tác quốc tế, kiểm tra, giám sát, đánh giá...)
Để thực hiện nhóm nhiệm vụ, giải pháp đầu tiên, quyết định 588/qđ-ttg khẳng định phải tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa việc chuyển hướng công tác dân số từ tập trung vào việc giảm sinh sang duy trì mức sinh thay thế. thống nhất nhận thức trong lãnh đạo và chỉ đạo cuộc vận động thực hiện mỗi gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ hai con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc. tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sinh ít con hơn ở những địa phương có mức sinh còn cao, duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế, sinh đủ hai con ở những nơi có mức sinh thấp.
Hưởng ứng cuộc vận động thực hiện mỗi gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ hai con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc. Ảnh: P.V
Trên cơ sở xác định hiện trạng và xu hướng mức sinh của địa phương, đơn vị để xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch với chỉ tiêu cụ thể về việc điều chỉnh mức sinh của địa phương, đơn vị cho từng giai đoạn cụ thể hướng đến mục tiêu đạt mức sinh thay thế - mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng nên sinh hai con.
Cấp ủy đảng, chính quyền chủ trì, huy động các ngành, đoàn thể, tổ chức tham gia thực hiện kế hoạch; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng địa phương, đơn vị trong tổ chức thực hiện. quyết định 588/qđ-ttg yêu cầu thường xuyên giám sát, kiểm tra; đánh giá tình hình thực hiện của các địa phương, đơn vị để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương trong từng thời kỳ.
Đặc biệt, quyết định 588/qđ-ttg nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp ban hành quy định đảm bảo sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện sinh đủ hai con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc; gắn kết quả thực hiện các mục tiêu điều chỉnh mức sinh được giao cho các địa phương, đơn vị với đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị, nhất là đối với người đứng đầu.
Cùng với nhiều giải pháp khác, quyết định 588 khẳng định vai trò của nghiên cứu khoa học và hệ thống thông tin quản lý. trong đó, nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ về quy mô dân số, mức sinh trong mối quan hệ qua lại với phát triển kinh tế - xã hội; các nghiên cứu tác nghiệp về những giải pháp, can thiệp nhằm điều chỉnh mức sinh phù hợp cho từng giai đoạn và từng địa phương.
Củng cố, hoàn thiện hệ thống chỉ báo, chỉ tiêu về quy mô dân số và mức sinh. đưa chỉ tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế vào hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cấp quốc gia giai đoạn 2021 - 2030. thường xuyên cung cấp, thông tin về động thái dân số và thực trạng mức sinh cho các cơ quan chỉ đạo, điều hành ở trung ương và địa phương.
Trước đây, ở thời kỳ nỗ lực giảm sinh, Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu khoa học, nhất là dân số học và xã hội học. Các nghiên cứu này đóng vai trò rất quan trọng trong việc đề xuất, hiệu chỉnh chính sách và triển khai các chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, không ít chuyên gia cho rằng gần đây, sau khi Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu giảm sinh, số lượng nghiên cứu về mức sinh cũng như về dân số nói chung có chiều hướng giảm rõ rệt. Điều này sẽ dẫn đến những khó khăn trong tương lai khi chúng ta phải có căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng các chính sách mới phù hợp với bối cảnh mới.
TS Nguyễn Quốc Anh, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thông tin và tư liệu dân số, Tổng cục Dân số thuộc Bộ Y tế. Ảnh: Chí Cường
Nhận định về điều này, TS Nguyễn Quốc Anh, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thông tin và dữ liệu dân số, Tổng cục Dân số thuộc Bộ Y tế, cho rằng trước đây, ngay từ khi thực hiện Nghị quyết TW 4 khóa 7 về Chính sách DS-KHHGĐ thì công tác nghiên cứu khoa học chuyên ngành dân số đã rất được chú trọng. Giáo sư Mai Kỷ - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia Dân số KHHGĐ trực tiếp làm Chủ tịch Hội đồng khoa học.
Trong thời gian này đã triển khai được những đề tài nghiên cứu khoa học về cơ bản và tác nghiệp. Ví dụ: Đề tài nghiên cứu dân số, dân cư Việt Nam từ thời tiền sử đến nay, đề tài này đã thu hút được những nhà khoa học đầu ngành tham gia như cố Giáo sư Hà Kế Tấn, cố Giáo sư Trần Quốc Vượng. Những đề tài như thế này giúp cho việc đánh giá cả một quá trình dài hạn về phát triển dân số Việt Nam và rất bổ ích cho việc hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển dân số Việt Nam trong dài hạn.
Năm 1998, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban DS-KHHGĐ Trần Thị Trung Chiến đã làm việc trực tiếp với Bộ KHCN để mở đề tài NCKH độc lập cấp Nhà nước về chất lượng dân số Việt Nam. Kết quả đề tài này đã được sử dụng để hoạch định chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010.
Theo TS Quốc Anh, trong những năm gần đây, công tác nghiên cứu khoa học về dân số chủ yếu về khảo sát, tác nghiệp và đề tài cấp cơ sở. "Điều đáng mừng là mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt kế hoạch nghiên cứu KHCN về Dân số và phát triển đến 2030. Các nhà khoa học đều trông chờ kế hoạch này sớm đi vào thực tiễn trong thời gian tới" - TS Quốc Anh nói.
Chủ đề liên quan:
Các cấp chính quyền của các đầu tiên giải pháp lãnh đạo mức sinh hợp lý mức sinh thay thế nhiệm vụ Quyết định 588 thủ tướng chính phủ