Theo BBC, trong một bài xã luận đăng trên Tạp chí Y học thể thao của Anh, 3 chuyên gia quốc tế cho biết đã đến lúc phải “phá vỡ huyền thoại” thể dục trong việc giảm cân.
Họ cho rằng, trong khi các hoạt động thể chất là một phần quan trọng trong việc chặn đứng một số bệnh tật như tiểu đường, tim mạch và mất trí nhớ thì tác động của nó đối với bệnh béo phì là rất nhỏ. Thay vào đó, việc dung nạp quá nhiều đường và carbohydrate mới là vấn đề then chốt.
Các chuyên gia và tiến sĩ, bác sĩ tim mạch Aseem Malhotra ở London đã buộc tội ngành công nghiệp thực phẩm khi mà cổ vũ cho lòng tin rằng tập thể dục có thể chống lại tác động của việc ăn uống không lành mạnh.
Các chuyên gia cũng cho biết, sự nổi tiếng của các thương hiệu đồ uống có đường và mối liên hệ giữa các món ăn vặt và thể thao phải chấm dứt.
Họ cho rằng có bằng chứng cho thấy có tới 40% những người trong phạm vi cân nặng bình thường tiếp tục nuôi dưỡng các chuyển hóa độc hại bất thường có liên quan tới chứng béo phì.
TS. Malhotra cho biết: “Một người bị béo phì không cần phải tập thể dục tí nào để giảm bẻo mà họ chỉ cần ăn ít đi. Quan ngại lớn nhất của tôi là thông điệp đến với công chúng rằng bạn cứ ăn thỏa sức những gì mình thích chỉ cần bạn tập thể dục đều đặn. Điều đó thật là phi khoa học và sai lầm. Bạn không thể chạy nhanh hơn chế độ ăn uống thiếu hợp lý chạy trong người bạn đâu”.
Tuy nhiên, nhiều người khác lại cho rằng thật là nguy hại nếu xem nhẹ vai trò của việc tập thể dục. GS. Mark Baker của Viện Y tế và chăm sóc sức khỏe quốc gia Anh quốc khuyến cáo: “Sự cân bằng hợp lý giữa chế độ ăn uống lành mạnh và các hoạt động thể chất” là điều tuyệt vời nhất. Ông cho rằng thật là “ngu ngốc” khi loại trừ hoàn toàn tầm quan trọng của hoạt động thể chất.
Diệu Thúy
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: