Đa khoa hôm nay

Đa khoa là từ dùng để chỉ một cơ sở y tế hoặc bác sĩ đảm nhiệm điều trị nhiều chuyên khoa

Tê lạnh ngón tay: Nguyên nhân và xử trí

Nhiều người tự hỏi tại sao các ngón tay của mình trở nên buồn tê và lạnh vào mùa đông? Điều này xảy ra do máu lưu thông kém trong các ngón tay của bạn.
Nhiều người tự hỏi tại sao các ngón tay của mình trở nên buồn tê và lạnh vào mùa đông? Điều này xảy ra do máu lưu thông kém trong các ngón tay của bạn. Tình trạng này thường xảy ra khi có rối loạn tuần hoàn mạch máu ngoại biên. Tuy nhiên, tuần hoàn kém trong các ngón tay còn do nhiều nguyên nhân.

6 triệu chứng của tuần hoàn kém ở các ngón tay

1. Ngứa ran và cảm giác kim châm: Do lưu thông máu kém gây ra cảm giác đau nhói, kim châm hoặc ngứa ran ở bất kỳ các đầu ngón tay. Đây là những triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến lưu thông máu kém ở các ngón tay.

2. Tê: Cảm giác tê ở các đầu ngón tay hoặc toàn bộ bàn tay.

3. Đổi màu da: Các ngón tay có khả năng bị đổi màu da, trở nên nhợt nhạt hoặc chuyển sang màu xanh.

4. Lạnh: Cảm thấy ngón tay lạnh hơn so với các vùng khác của cơ thể.

5. Đau và khó chịu: Đau đớn và khó chịu ở ngón tay là các triệu chứng cũng thường gặp, xảy ra khi các ngón tay không nhận đủ máu.

6. Lở loét: Hình thành các vết loét hoặc loét là triệu chứng liên quan đến tuần hoàn kém và tồi tệ trong các ngón tay. Những vết loét xuất hiện trên da của ngón tay và lâu phục hồi chủ yếu là do lưu lượng máu giới hạn ở các khu vực này.

Có thể có nhiều yếu tố gây lưu thông máu kém ở ngón tay. Một số nguyên nhân thường gặp:

Lão hóa: Mạch máu trở nên cứng hơn và kém đàn hồi hơn do tuổi tác. Tình trạng xơ cứng mạch máu dẫn đến hạn chế lưu lượng của máu đến một số bộ phận của cơ thể. Đây thường là nguyên nhân phổ biến nhất của dòng máu kém ở ngón chân và ngón tay ở người cao tuổi.

Bệnh Raynaud: Cơ thể có phản ứng co thắt mạch máu khi đang ở nhiệt độ thấp. Co thắt mạch máu có thể xảy ra khi bị căng thẳng tinh thần hoặc quá sức thể chất.Nếu co thắt mạch máu trong một thời gian dài, có thể dẫn đến hội chứng Raynaud. Trong bệnh lý này, lưu lượng máu đến các ngón tay sẽ giảm, gây lưu thông máu kém.

Thành động mạch bị xơ cứng: Tình trạng này có thể gây ra lưu thông kém của máu và dẫn đến ngón tay và ngón chân tê lạnh. Động mạch có thể trở nên dày hơn do nồng độ cholesterol máu cao hoặc một số bệnh như đái tháo đường. Máu không thể di chuyển tốt xuyên qua các mạch máu bị xơ vữa và hẹp lòng mạch, do đó ảnh hưởng đến cung cấp máu cho cả hai chi trên và dưới của cơ thể.

Chế độ ăn uống không đúng cách: Khi chế độ ăn uống không đủ các khoáng chất, vitamin cần thiết và các acid béo lành mạnh trong một thời gian dài. Thiếu các dưỡng chất này làm cho các tĩnh mạch, động mạch, mao mạch dễ bị phá vỡ, dẫn đến lưu thông máu kém hiệu quả.

Viêm tĩnh mạch: Khi xuất hiện một cục máu đông trong lòng tĩnh mạch và cục máu đông này có thể gây viêm tĩnh mạch theo thời gian. Chứng huyết khối tĩnh mạch có thể gây ra lưu thông máu kém ở ngón chân, ngón tay và các vùng khác của cơ thể.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Do thương tổn các dây thần kinh ngoại biên, thường gây ra tê, yếu và đau ở bàn chân và bàn tay. Nhiễm trùng, đau do chấn thương và các rối loạn trao đổi chất có thể dẫn đến bệnh lý thần kinh ngoại biên. Bệnh cũng có thể phát triển do mắc đái tháo đường và tiếp xúc với chất độc hại trong môi trường.

Hội chứng đường hầm cổ tay: Bệnh lý này do sự đè nén của dây thần kinh giữa chạy từ cẳng tay thẳng vào lòng bàn tay. Hội chứng đường hầm cổ tay có thể gây ra lưu thông máu kém ở bàn tay và các ngón tay.

Điều trị thế nào?

Khi có các dấu hiệu trên, nên gặp bác sĩ để khám. Dưới đây là một số cách để cải thiện tình trạng tuần hoàn kém ở các ngón tay:

Cải thiện lưu lượng máu: Giữ bàn chân và bàn tay ấm áp trong mùa đông để thúc đẩy máu lưu thông tốt bằng cách mang tất, giày và găng tay. Bỏ hút Thu*c lá vì nicotin trong Thu*c lá làm co mạch máu.Ăn thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo bão hòa cũng có thể giúp cải thiện động mạch bị tắc. Bên cạnh đó, nên bổ sung thêm các axit béo omega-3 và vitamin A, B6, C, E trong chế độ ăn uống. Không dùng Thu*c có chứa pseudoephedrine vì có thể ảnh hưởng xấu đến tuần hoàn máu ở các ngón tay.

Chọn cuộc sống năng động: Cần có lối sống năng động và tập thể dục thường xuyên. Có thể cải thiện lưu lượng máu đến bàn tay bằng cách lắc lư ngón tay nhiều hơn; xoa bóp bàn tay và cố gắng vận động bàn tay với biên độ rộng; tập thể dục tay bằng cách bóp và xoay quả bóng..., có thể sử dụng một quả bóng đàn hồi để tăng thêm sức đối kháng khi tập luyện.

Điều trị bệnh Raynaud: Có thể kiểm soát các triệu chứng của hội chứng Raynaud hoặc ít nhất là làm hạn chế nó bằng cách tránh lạnh và sử dụng các kỹ thuật thư giãn hợp lý. Có thể xem xét dùng Thu*c nifedipine trong trường hợp các triệu chứng không cải thiện sau khi dùng các biện pháp tự chăm sóc.

Điều trị bệnh lý thần kinh ngoại biên: Xác định các nguyên nhân và điều trị bệnh lý thần kinh ngoại biên. Đái tháo đường có thể là nguyên nhân, vì vậy nên kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường. Cần thay đổi lối sống, chẳng hạn như hạn chế hoặc không uống rượu, bỏ hút Thu*c, tăng vận động, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh cũng có thể làm giảm bệnh thần kinh ngoại biên.

Điều trị hội chứng ống cổ tay: Nếu hội chứng ống cổ tay là nguyên nhân gây ra lưu thông kém ở ngón tay, cần dùng các biện pháp sau: ngừng các hoạt động lặp đi lặp lại có thể đã gây ra bệnh lý này; kéo giãn các ngón tay và xoay cổ tay thường xuyên; dùng Thu*c giảm đau như naproxen hoặc ibuprofen; sử dụng một thanh nẹp cổ tay vào ban đêm, lưu ý thanh nẹp không bó quá chặt; không gối đầu lên tay khi ngủ.

Tóm lại, phát hiện sớm các dấu hiệu và triệu chứng của tuần hoàn kém ở ngón tay là vô cùng quan trọng, vì nó có thể dự báo cho tình trạng sức khỏe hiện tại hoặc tiềm ẩn, dự báo bệnh lý tại chỗ của ngón tay hoặc toàn thân. Điều này rất cần thiết trong việc xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng và cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn điều trị sớm và chăm sóc thích hợp.

BS. Hoài Châu

((Theo poorcirculation.net và newhealthadvisor.com))

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/te-lanh-ngon-tay-nguyen-nhan-va-xu-tri-n128279.html)

Chủ đề liên quan:

mạch máu ngón tay tê lạnh ngón tay

Tin cùng nội dung

  • Đau vai gáy, bàn tay và ngón tay là hội chứng gồm nhiều triệu chứng khác nhau gặp nhiều ở người cao tuổi (NCT). Việc phát hiện sớm để điều trị và ngăn ngừa là rất cần thiết.
  • Đau vai gáy, bàn tay và ngón tay là hội chứng bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau gặp ở người trưởng thành nhưng ở người cao tuổi (NCT) chiếm một tỷ lệ đáng kể.
  • Các bài tập này có thể giúp tăng lực, tăng phạm vi chuyển động và làm giảm đau bàn tay, ngón tay.
  • Mặc dù đã được sử dụng trong hơn 50 năm qua nhưng sự an toàn và hiệu quả của các biện pháp Tr*nh th*i vẫn tiếp tục được nghiên cứu.
  • U mạch máu là khối u lành tính, do tăng sinh các mạch máu, (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch).
  • Một thợ bắt rắn đã chặt đứt ngón tay của mình khi bị rắn cắn. Nhưng khi thấy con rắn đã ăn con chuột trước đó, nghĩ nọc độc đã giảm nên ghép ngón tay kia lại.
  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Viêm mạch là tình trạng viêm của các mạch máu. Viêm mạch gây ra các thay đổi trên thành mạch máu, bao gồm dày lên, suy yếu, chít hẹp và sẹo hóa.
  • Chụp mạch máu não là một kỹ thuật hình ảnh nhằm khảo sát các mạch máu trong não. Một máy quét được sử dụng để chụp hình ảnh các mạch máu, sau đó tái tạo hình ảnh ba chiều (3-D) bằng cách sử dụng phần mềm chuyên dụng trên máy tính. Các hình ba chiều giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh (radiologist) xem chính xác hơn cấu trúc của mạch máu trong các bệnh như: phình động mạch, hẹp mạch trong sọ hoặc ngoài sọ, và đột quỵ…
  • Luyện tập ngón tay sau khi bị thương sẽ giúp ngón tay mạnh hơn và cử động dễ dàng hơn. Tuy nhiên bạn chỉ nên bắt đầu luyện tập sau khi được bác sĩ cho phép.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY