Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tết vui nhất là Khỏe, hãy áp dụng ngay cách này để bảo vệ sức khỏe cả gia đình

Tết đến, xuân về là dịp để sum vầy và nghỉ ngơi, tuy vậy giữ gìn sức khỏe là vấn đề không thể lơ là. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân những điều cần lưu ý sau đây để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Cẩn trọng với uống rượu, bia

Uống rượu bia là điều không thể tránh khỏi trong những bữa tiệc tất niên và chúc mừng năm mới. Tuy nhiên, gần đây, ngày nào Trung tâm Chống độc cũng tiếp nhận 2-3 ca ngộ độc rượu nhập viện trong các tình trạng khác nhau.

ThS.BS. Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, lạm dụng rượu bia lâu ngày sẽ gây các bệnh về gan, thần kinh và làm giảm miễn dịch của cơ thể.

"Rượu được xác định có liên quan đến 200 loại bệnh, là loại “độc chất” gây nhiều bệnh nhất trong các chất nguy hại cho sức khỏe. Sử dụng rượu lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm sức chống đỡ của cơ thể. Người uống rượu lâu ngày khi bị viêm phổi và bị nhiễm trùng nói chung rất dễ tiến triển nặng, tăng nguy cơ Tu vong so với bệnh nhân không dùng rượu ở cùng mặt bệnh"- chuyên gia chống độc nói.

Một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống.Như vậy 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%); 1 cốc bia hơi 330 ml; 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml (40%).

Để bảo vệ sức khỏe, cục y tế dự phòng khuyến cáo người dân không lạm dụng rượu, bia và các đồ uống có cồn khác. nếu uống rượu bia chỉ nên uống dưới 02 đơn vị cồn/ngày với nam giới, dưới 01 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá 5 ngày trong một tuần.

Không điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc sau khi đã uống rượu, bia.

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người đang điều trị Thu*c có phản ứng với cồn, có các tình trạng bệnh lý mà rượu bia làm cho bệnh nặng lên thì tuyệt đối không sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác.

Chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm

Các bệnh truyền nhiễm như sởi, cúm, các bệnh lây qua đường hô hấp... rất dễ lây truyền ở những nơi đông người.

Để chủ động phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, trước khi bế ẵm hoặc cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ…


Bảo vệ sức khỏe để niềm vui trọn vẹn trong những ngày đầu xuân năm mới. Ảnh minh họa.

Người dân nên ăn chín, uống chín. Sử dụng nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt. Chỉ sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng; Không ăn thịt và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm mắc bệnh, ốm ch*t.

Không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn (heo) chưa được nấu chín.

Không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi chưa được khử trùng.

Không dùng chung các vật dụng cá nhân như: bàn chải, khăn ăn, khăn tay,...

Giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ, thoáng khí. Ngủ màn, phòng chống muỗi đốt ngay cả ban ngày.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, đến ngay cơ sở y tế để được khám bệnh và hướng dẫn.

Đối với những người về quê hoặc đi du lịch, cần chủ động tìm hiểu thông tin về tình hình dịch bệnh ở nơi đến để chủ động phòng chống dịch, bệnh.

Dương Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/khuyen-cao-bao-ve-suc-khoe-trong-dip-tet-nguyen-dan-2019-n153484.html)

Tin cùng nội dung

  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Bộ phận nhạy cảm này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn thể chất khỏe mạnh, đời sống T*nh d*c như ý của các chị em.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY