Chương trình Ngôi sao Việt đã phát sóng được khá nhiều. Điều bất ngời là giám khảo Hàn Quốc Maio có những quyết định khó hiểu: Thí sinh hát dở nhưng vẫn được chọn vì đẹp(!?). Những quyết định này khiến nhiều khán giả thất vọng.
chương trình Ngôi sao Việt đã phát sóng được khá nhiều. Điều bất ngờ là giám khảo Hàn Quốc Maio có những quyết định khó hiểu: Thí sinh hát dở nhưng vẫn được chọn vì đẹp(!?). Những quyết định này khiến nhiều khán giả thất vọng.
Trường hợp của Anh Phương, cả ba giám khảo đều chê tơi tả, nhưng cuối cùng lại được Mario chọn. Bảo Ngọc thì bị giám khảo Phương Thanh nhận xét: Giọng hát chỉ để giao lưu vì thiếu độ sâu, thiếu thuyết phục. Và nữ giám khảo này khuyên: "Em chỉ nên làm một ngôi sao thời trang". Khi Bảo Ngọc đang hát, giám khảo phải giơ tay xin ngừng. Nhưng Ma rio lại nói thích giong hát này dù nốt cao hơi yếu.
Trong các cuộc thi, giám khảo có sự vênh nhau chút xíu là chuyện bình thường. Nhưng Phương Thanh và Mario luôn có những nhận xét đối nhau thì cần xem lại.
Và
chương trình Ngôi sao Việt tối 26-4, Thanh Tùng là thí sinh có giọng hát tốt và phong cách biểu diễn tự nhiên, lôi cuốn khán giả, nhưng chỉ vì cả ba vòng thi đều mặc chiếc áo da nên vị giám khảo Hàn Quốc này đe:" Nếu lần tiếp theo Thanh Tùng không thay trang phục, thí sinh này sẽ bị loại ngay!". Sao phải thay nhiều trang phục? Có cũng tốt, mà không có cũng không sao. Miễn là có chuyên môn, có chất giọng cuốn hút!
Những nhận xét có phần cảm tính chỉ dựa vào sắc đẹp và trang phục của Mario đã làm khán giả tiếp tục thất vọng và thấy chuyên môn của vị này cũng vào loại xoàng. Mario có cố tình tạo ra sự khác biệt với giám khảo nội để khẳng định trình độ siêu việt của mình ? Cũng có thể Mario làm việc theo phong cách nước mình? Hay vị giám khảo ngoại này cho rằng khán giả Việt thẩm thấu âm nhạc kém?...
Mục đích cuộc thi là tìm ra những giọng hát hay. Cuộc thi nào cũng phải có chuẩn mực về chuyên môn. Nếu chỉ chấm thí sinh qua ngoại hình và trang phục thì tốt nhất là đổi thành
chương trình "Ngôi sao Việt đẹp!".
Từ đây, khán giả đặt vấn đề: Một
chương trình tìm kiếm tài năng ca nhạc (với Việt Nam đang có khá nhiều ở các lứa tuổi) thì thiếu gì ca sĩ nội đủ khả năng làm giám khảo mà phải mời giám khảo nước ngoài cho tốn kém mà chất lượng đã chắc gì hơn. Hay là ban tổ chức muốn khẳng định đẳng cấp của
chương trình? Còn nếu
chương trình có nhiều thí sinh hát nhạc phẩm ngoại nên cần có giám khảo ngoại thì BTC phải có sự chọn lựa kỹ càng những người có trình độ chuyên môn cao.
Nước ta đang mắc hội chứng sính ngoại: Ban nhạc thích đặt tên ngoại,
chương trình gọi tên ngoại, ca sĩ Việt 100%, vừa bước chân vào giới Sowbiz đã cố nặn một cái tên nửa tây nửa ta cho oai, cho nổi tiếng. Một
chương trình có giám khảo ngoại nhìn có vẻ oai hơn! Những tấm biển quảng cáo ca sĩ Việt biểu diễn ở Hải Phòng nhưng lại là tên tây nên khán giả không biết ca sĩ ấy là ai vì khổ nỗi tên Việt còn chưa mấy người biết huống hồ tên Tây.
Chắc chắn những buổi thi sau, Thanh Tùng chả dại mà mặc một bộ trang phục để bị loại. Cũng may chiếc áo da chưa thành tội đồ khiến chủ nhân nó bị loại, nếu không sẽ là thiệt thòi lớn cho Thanh Tùng và nhóm nhạc của anh.
Có nhiều giám khảo bị khán giả "ném đá" tơi tả chỉ vì "ngoa ngôn" hay ngạo mạn với đồng nghiệp hay có những câu đùa vô duyên, xúc phạm thí sinh...
Mới rồi, đêm chung kết Việt Nam Idol, khán giả đã phản ứng dữ dội vì cho rằng ban giám khảo chưa công bằng với " búp bê quái vật" Minh Thùy.
Sự đánh giá không chuẩn xác hay nói năng thiếu suy nghĩ của một người ngồi ghế nóng sẽ gây hiệu ứng ngược đến không chỉ khán giả, thí sinh mà cả chính người phát ngôn.
Có người từng viết: "Lên truyền hình làm giám khảo, bạn có cần chuyên môn không? Xin thưa không! Chỉ cần bạn có tý nhạy cảm về nghệ thuật cộng với khả năng "ngoa ngôn" văng mạng, bạn sẽ ngay lập tức trở thành giám khảo hot". Nếu đúng như vậy thì đây là " thảm họa"cho các
chương trình thi của ta làm công chúng vô cùng thất vọng. Vì vậy, khán giả đòi hỏi ban tổ chức phải đưa những người có tâm, có tài vào làm giám khảo!
Trịnh Thị Thuận