Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tháng 7/2019, cả nước ghi nhận hơn 500 người mắc, 4 người Tu vong vì ngộ độc thực phẩm

Báo cáo về công tác y tế tháng 7/2019 của Bộ Y tế gửi Văn phòng Chính phủ cho biết trong tháng đã ghi nhận 6 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 506 người mắc, 503 người đi viện, 4 trường hợp Tu vong...

Báo cáo của Bộ Y tế cho biết, trong tháng 7, đã xảy ra 06 vụ làm 506 người mắc, 503 người đi viện, 04 trường họp Tu vong. Về căn nguyên của các vụ ngộ độc, có 03/06 vụ do vi sinh vật, 01/06 vụ do độc tố tự nhiên và còn 02/06 vụ chưa xác định được nguyên nhân gây ngộ độc.

Tích lũy từ đầu năm đến nay toàn quốc đã xảy ra 42 vụ với 1.372 người mắc, 1.361 người đi viện, 09 người Tu vong.

Liên quan đến công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, đang tiếp tục tổng hợp ý kiến các Bộ, Ban ngành, hoàn thiện dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm. Tiếp tục xây dựng Thông tư truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Y tế; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm- Chất tạo ngọt tổng họp; Thông tư quy định yêu cầu kỹ thuật đối với các chất được sử dụng để bổ sung vitamin A vào thực phẩm; Thông tư hướng dẫn quản lý phụ gia (thay thế Thông tư số 27/2012/TT-BYT và Thông tư số 08/2015/TT-BYT); Thông tư hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh bảo vệ sức khỏe.

Về công tác phòng chống dịch bệnh, báo cáo của Bộ Y tế cho biết, trong tháng 7/2019, dịch tả và cúm A (H5N1)không trường hợp mắc; viêm màng não do não mô cầu 2 trường họp mắc; iêm não vi rút trong tháng 78 trường họp mắc, 1 trường hợp Tu vong tại tỉnh Sơn La; Tay chân miệng, trong tháng 4.007 trường họp mắc, không trường họp Tu vong; Sốt phát ban nghi sởi, trong tháng 3.610 trường hợp mắc, trong đó 931 trường hợp mắc sởi dương tính, 02 trường họp Tu vong.

Riêng về dịch bệnh sốt xuất huyết, theo báo cáo của Bộ Y tế, từ 18/6 đến 18/7, cả nước đã 25.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 4 trường hợp Tu vong. Trong tháng Bảy, số trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết gấp 2 lần so với tháng trước và gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm trước.

Số mắc tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ và tăng nhanh tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam bộ.

Tích lũy từ đầu năm đến tháng 7, cả nước hơn 96.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 7 trường hợp đã Tu vong do bệnh sốt xuất huyết gồm: Bình Phước (1 trường hợp), Thành phố Hồ Chí Minh (1 trường hợp), Khánh Hòa (1 trường hợp), Bà Rịa - Vũng Tàu (1 trường hợp), Tiền Giang (1 trường hợp) và Bình Thuận (1 trường hợp).

Tại Hà Nội, thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội, trong tuần từ ngày 29/7 đến hết ngày 4/8, trên địa bàn thành phố 248 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 23 trường hợp mắc sởi, 14 trường hợp mắc tay chân miệng và 9 trường hợp ho gà. Không Tu vong do dịch bệnh trong tuần.

248 trường hợp mắc sốt xuất huyết được trong tuần ở 133 xã, phường thuộc 25 quận, huyện, thị xã của thủ đô Hà Nội. Những quận, huyện nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết gồm: Nam Từ Liêm (27); Thanh Oai (26); Hà Đông (24); Cầu Giấy (20); Thường Tín, Hoài Đức (17).

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố Hà Nội có hơn 1.850 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, không có Tu vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, 309/584 (chiếm 53%) xã, phường. Một số quận, huyện có số mắc cộng dồn cao như: Hà Đông (330), Nam Từ Liêm (163), Cầu Giấy (151), Thường Tín (140), Đống Đa (132), Bắc Từ Liêm (122), Hoàng Mai (117), Thanh Oai (116).

Trước tình hình này, trong tháng Tám, Bộ Y tế sẽ tiến hành 8 đoàn kiểm tra tại các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh.

Để tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết, kiên quyết không để dịch lan rộng, bùng phát và kéo dài, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh thành phố tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch; Huy động mọi nguồn lực trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng công tác phòng chống dịch, kiên quyết không để dịch lan rộng và kéo dài. Các địa phương cần tổ chức 3 chiến dịch lớn diệt lăng quăng (bọ gậy) ngày từ cuối tháng 7 đến hết năm, tổ chức tốt việc thu dung, phân loại và điều trị bệnh nhân.

Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/thang-7-2019-ca-nuoc-ghi-nhan-hon-500-nguoi-mac-4-nguoi-tu-vong-vi-ngo-doc-thuc-pham-n161558.html)

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY