Tin tức hôm nay

Tin tức

Thắt ruột lo thiếu máu giữa đại dịch

Nhiều bệnh nhân mắc các bệnh về máu đang lo thắt ruột vì thiếu máu. Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến lượng máu tiếp nhận do người đến hiến máu ít, nhiều doanh nghiệp, đơn vị đăng ký hiến máu đã tạm hoãn.

Trong khi nhu cầu sử dụng máu cho cấp cứu và điều trị người bệnh, đặc biệt những ca bệnh covid-19 nặng đang rất cần máu.

Thai phụ, bệnh nhi chờ máu

Mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu đã nhiều năm, chị trần thị h. (hưng yên) định kỳ phải điều trị truyền máu tại khoa bệnh máu lành tính, viện hhtmtư. gần đến ngày sinh nở, chị h. phải nhập viện gấp vì tiểu cầu xuống rất thấp, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và con.

Chị được gia đình cấp tốc đưa đến nhập viện, song vừa lo dịch bệnh COVID-19, chị vừa thiếu tiểu cầu để truyền. “Nếu không được truyền tiểu cầu kịp thời, tôi sẽ đối mặt với nguy cơ xuất huyết, thậm chí không giữ được thai nhi”, chị lo lắng cho biết.

Không chỉ chị h., tại viện hhtmtư có nhiều thai phụ mắc bệnh về máu cũng đang cùng chung lo lắng. chị nguyễn thị t. (hà nội) đang mang thai được hơn 20 tuần cho biết: "tôi được phát hiện thiếu máu nặng ở tháng thứ 7 của thai kỳ, và được chỉ định đến đây để truyền máu gấp. tôi chỉ mong sao có đủ máu truyền để giữ sức khỏe cho mẹ và tính mạng của thai nhi".

Ở viện hhtmtư có hàng trăm bệnh nhi phải truyền máu, truyền tiểu cầu và huyết tương định kỳ, đang rất trông chờ vào nguồn máu hiến khi máu dự trữ đang cạn kiệt. bsckii nguyễn thị thảo, phó trưởng khoa bệnh máu lành tính, viện hhtmtư cho biết: “không chỉ gia đình người bệnh mà cả các y, bác sĩ đều hết sức lo lắng trước tình hình nguồn máu phục vụ điều trị khan hiếm như hiện nay”.

Còn theo ts trần ngọc quế, phó giám đốc trung tâm máu quốc gia, từ khi dịch covid-19 bùng phát, với tính chất phức tạp nhiều địa phương nên lịch hiến máu bị hoãn rất nhiều, khiến lượng máu dự trữ đang sụt giảm mạnh. chỉ riêng tại viện, trong tháng 5, lượng máu tiếp nhận chỉ bằng 30% so với kế hoạch. đã có gần 70 lịch hiến máu với dự kiến tiếp nhận 25.000 đơn vị máu bị hoãn, hủy. trong khi viện là đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp máu cho 27 tỉnh, thành phố khu vực phía bắc với diện bao phủ là 40 triệu dân.

Mang máu đến BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương để cấp cứu những ca bệnh COVID-19 nặng.

Ưu tiên cho người bệnh COVID-19 nặng, các ca cấp cứu

Theo viện hhtmtư, nhu cầu sử dụng máu cho cấp cứu và điều trị không ngừng gia tăng, nhất là nhiều ca bệnh covid-19 nặng cần máu. bất kể ngày đêm, viện đã nỗ lực cung cấp máu cho bệnh nhân covid-19 ở nhiều tỉnh, thành phố phía bắc.

Chỉ trong 2 tuần của tháng 5 vừa qua,viện đã thực hiện 26 chuyến xe, vận chuyển 240 đơn vị chế phẩm máu tới bv bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở đông anh. có những ngày, viện cung cấp 3 lượt máu tới bv để điều trị cho ca bệnh nặng. có ca bệnh ung thư máu, mắc covid-19, nhiễm trùng huyết đã được truyền 15 đơn vị chế phẩm máu các loại chỉ trong 14 ngày.

Theo ThS. Hoàng Nhật Lệ, Trưởng khoa Lưu trữ và phân phối máu, Viện HHTMTƯ cho biết, Viện luôn cố gắng đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời nhất cho các trường hợp là bệnh nhân COVID-19. Cứ nhận được điện thoại là nhân viên và xe vận chuyển máu của Viện lên đường ngay, có ngày thực hiện 3 lượt vận chuyển, cả chiều, tối và đêm.

TS.BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện HHTMTƯ cho rằng, bệnh nhân bị viêm phổi do mắc COVID-19 thường có rối loạn đông máu ở các mức độ khác nhau. Nhiều trường hợp cần sử dụng các chế phẩm huyết tương như huyết tương tươi đông lạnh, tủa lạnh giàu yếu tố VIII (cryo).

Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bệnh nhân covid-19 nặng đều có bệnh nền hoặc bệnh lý kết hợp khác. chính vì vậy, trong điều trị cần dùng cả tới các chế phẩm máu khác như khối hồng cầu, khối tiểu cầu.

Trước nguồn máu hiến đang thiếu trầm trọng, làm thế nào để có máu đủ cho điều trị và cấp cứu? theo ts trần ngọc quế, viện ưu tiên cung cấp máu cho cấp cứu, các bệnh viện trong vùng dịch không có khả năng tiếp nhận và có nhu cầu về máu cao để điều trị... sẽ cố gắng cung cấp đầy đủ 100% máu và chế phẩm máu tới các bv bệnh nhiệt đới trung ương, bv k tân triều và 2 tỉnh dịch đang hoành hành là bắc ninh, bắc giang.

Sau đó mới đến các bệnh nhân thiếu máu nặng, còn các bệnh nhân có thể trì hoãn được, hoặc mổ phiên chưa cần thiết thì được khuyến cáo các thủ thuật trong dịp này để giảm nhu cầu máu.

Trong tháng 5 vừa qua, Viện HHTMTƯ đẩy mạnh nguồn máu bằng kêu gọi người dân đến hiến tại nhiều điểm cố định hoặc BV để bù lượng thiếu hụt, tuy nhiên cũng chỉ đáp ứng được khoảng 50% kế hoạch ban đầu.

“Để tăng cường đầu vào, chúng tôi phải huy động huy động các đơn vị, bệnh viện kêu gọi cán bộ, nhân viên tham gia hiến máu tình nguyện. Lập nhiều điểm hiến máu cố định để thuận tiện cho người dân đến hiến máu và tránh tập trung đông người, bảo an toàn phòng, chống dịch cao hơn 1 mức”, TS Quế cho hay.

Bên cạnh đó, các bệnh viện kêu gọi người nhà bệnh nhân hiến máu trong dịp này, đây là một giải pháp tình thế bắt buộc khi lượng máu đang thiếu hụt trầm trọng như hiện nay.

Theo ts quế, khuyến cáo chung của who và hội truyền máu quốc tế, sau 1 tuần tiêm vaccine covid-19 là có thể hiến máu được. đáng lưu ý với người đã tiêm vaccine covid-19, khả năng cơ thể sinh ra kháng thể chống lại virus rất cao, nên chế phẩm đó rất tốt để điều trị cho bệnh nhân, đặc biệt với bệnh nhân covid-19 nặng cần truyền huyết tương. chính vì vậy, các chuyên gia về truyền máu kêu gọi những người đã tiêm vaccine, cơ thể sinh kháng thể nên đi hiến máu.

Trần Hằng

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/That-ruot-lo-thieu-mau-giua-dai-dich-644322/)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY