Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thấy con chậm nói, nói ngọng, mẹ tá hỏa khi bác sĩ bảo con mắc dị tật bên trong lưỡi

MangYTe - Đây là một nguyên nhân mà ít người biết đến, là một dị tật bẩm sinh làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ.

Khi tròn một tuổi, bé N.M.N (trú tại Hà Nội) đã có thể nói được một số từ đơn giản như: Bà, mẹ… nhưng từ đó đến nay đã 7 tháng trôi qua, bé N vẫn chỉ có thể nói vài từ như vậy.

Thấy con 19 tháng tuổi mà chậm nói so với các bạn cùng trang lứa, gia đình đã cho con đến khoa răng hàm mặt (bệnh viện nhi trung ương) để khám.

Tại đây, mẹ bé đã rất bất ngờ khi bác sĩ chẩn đoán bé bị dị tật dính lưỡi, một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. bé n được chỉ định nhập viện phẫu thuật.

Bệnh nhi bị tật dính lưỡi dẫn đến chậm nói, nói ngọng. Ảnh BVCC

Cũng như trường hợp bệnh nhi N, một trường hợp khác cũng được điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt là bé N.T.A (ở Hưng Yên). Bệnh nhi A đã hơn 5 tuổi nhưng nói rất ngọng, không "tròn vành rõ chữ", đôi khi khiến bố mẹ không hiểu được ý con muốn nói.

Theo chị phương - mẹ bé t.a, ban đầu thấy con nói ngọng, gia đình nghĩ đơn giản rằng, con lớn hơn sẽ hết ngọng nên không cho cháu đi khám. đến khi con chuẩn bị vào lớp một mà tình hình vẫn không cải thiện, chị phương mới lo lắng đưa con đi khám và cũng được bác sĩ chẩn đoán trẻ bị dị tật dính lưỡi.

Bé N và bé T.A là hai trong số rất nhiều bệnh nhi đến khám và điều trị vì có liên quan đến phát âm tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Theo các bác sĩ, từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt (Bệnh viện Nhi Trung ương) đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại Khoa.

Ths.bs đỗ văn cẩn – trưởng khoa răng hàm mặt cho biết, dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế.

"đây là một nguyên nhân mà ít người biết đến, là một dị tật bẩm sinh làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ", bs cẩn thông tin.

Theo bs cẩn, trẻ bị dính lưỡi thường khó bú ở trẻ sơ sinh, khó nuốt ở trẻ ăn dặm, chậm nói, khó phát âm, nói ngọng. các âm trẻ chủ yếu phát âm sai là các phụ âm: r, kh, tr, l…

Dính lưỡi được chia làm 4 độ: độ 1, độ 2, độ 3 và độ 4. dính lưỡi độ 3 và độ 4 được chỉ định phẫu thuật. với dính lưỡi độ 1 và độ 2 nếu có thêm các biểu hiện lâm sàng và rối loạn chức năng lưỡi như khó bú, khó phát âm, khó nuốt, không có khả năng cong lưỡi lên môi trên hoặc môi dưới… các bác sĩ cũng sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhi.

Hiện nay, tại khoa răng hàm mặt (bệnh viện nhi trung ương), trẻ bị dính lưỡi được điều trị phẫu thuật bằng laser không gây chảy máu, không đau sau mổ. khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu trên, gia đình nên đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán và chọn lựa phương pháp điều trị phục hồi chức năng ngôn ngữ hay phẫu thuật.

Theo bs cẩn, thông thường sau phẫu thuật, tại chỗ cắt dính lưỡi thường có vết màu trắng. đó là diễn biến bình thường sau phẫu thuật bằng laser, bố mẹ không nên quá lo lắng. các hiện tượng này sẽ hết và vết tổn thương sẽ lành sau một vài tuần.

Sau phẫu thuật, bố mẹ cần theo dõi chăm sóc trẻ, không cho trẻ ngậm hoặc cắn các vật cứng để tránh chảy máu, không cho trẻ sờ vào vùng phẫu thuật để tránh nhiễm trùng, cho trẻ uống Thu*c theo đơn của bác sĩ.

Bố mẹ có thể cho trẻ uống sữa hoặc ăn thức ăn lỏng, mềm và nguội; uống nhiều nước để làm sạch miệng. Với trẻ lớn, hướng dẫn trẻ vận động lưỡi ngay sau mổ, uốn lưỡi lên trên, thò lưỡi ra ngoài. Trẻ nhỏ hơn, bố mẹ giúp bé vệ sinh dưới lưỡi, nâng lưỡi lên trên. Sau khi vết thương lành nên hướng dẫn trẻ thực hiện vận động lưỡi, giúp lưỡi di động tốt.

N.Mai

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/thay-con-cham-noi-noi-ngong-me-ta-hoa-khi-bac-si-bao-con-mac-di-tat-ben-trong-luoi-20200609162952312.htm)

Tin cùng nội dung

  • BS Phan Văn Hoàng, khoa cấp cứu BV Bình Dân (TPHCM) cho biết: Cuối tuần qua, khoa đã xử lý một trường hợp bị sỏi kẹt niệu đạo bằng cách cho bệnh nhân tiểu ra sỏi.
  • Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn ngăn chặn các chất khoáng trong nước tiểu làm các tinh thể lắng đọng trong thận, gặp một số điều kiện thuận lợi dần dần tạo thành sỏi.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Kính chào quý báo, Em có nghe thông tin BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức phẫu thuật miễn phí cho người bị dị tật khe hở môi - hàm ếch. Em muốn tìm hiểu thông tin để đưa cháu nhà em đi chữa trị, kính xin quý báo giúp đỡ giùm em. Em xin trân trọng cảm ơn. (Mỹ Dung - mudung…@gmail.com)
  • Chào các bác sĩ mangyte, Con tôi 4 tuổi, bé có biểu hiện chậm nói và cũng không lắng nghe người nhà nói chuyện với bé. Cô mầm non nói với tôi là có thể bé bị rối loạn ngôn ngữ. Tôi lo quá, muốn đưa bé đi khám bệnh và trị liệu, vậy tôi nên đưa bé đến bệnh viện hay trung tâm nào? Cảm ơn bác sĩ! (Quỳnh Trang – mehoasua…@yahoo.com)
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY