(Mangyte) - Nhân loại đang phải chi khoản tiền khổng lồ cho bệnh viêm gan C. Dự tính đến năm 2014, 85 tỷ USD sẽ phải chi ra cho căn bệnh này.
Viêm gan siêu vi C được phát hiện từ năm 1989, do loại virus có khuynh hướng xâm nhập và phá hủy tế bào gan. Căn bệnh này đã gây nên những hệ lụy không nhỏ đối với con người.
Đến nay khoa học đã chứng minh loại virus gây nên
viêm gan c chủ yếu lây truyền qua đường máu, lây từ mẹ sang con hoặc qua đường quan hệ T*nh d*c. Tuy nhiên có đến gần 40% số ca bệnh không tìm được nguyên nhân.
Người mắc bệnh này thường không có triệu chứng lâm sàng nhưng đến khi xuất hiện tình trạng mệt mỏi, vàng mắt, vàng da, chán ăn,… thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn biến chứng như xơ gan, giãn mạch máu đường tiêu hóa, ung thư tế bào gan.
Y học thế giới đang nỗ lực tìm kiếm phương Thu*c điều trị hiệu quả nhất để khắc chế căn bệnh này. Tháng 5/2011, Hoa Kỳ đã tìm ra hai loại Thu*c mới là Boceprevir và Telaprevir được chỉ định cho những bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn tính type 1 chưa điều trị hoặc đã thất bại với điều trị trước đó. Qua kiểm nghiệm thực tế cho thấy hai loại Thu*c này đã tăng tỉ lệ đáp ứng siêu vi lâu dài lên đến trên 70%, đây là tín hiệu lạc quan để đẩy lùi căn bệnh viêm gan siêu vi C.
BS Đinh Dạ Lý Hương, khoa Gan, Đại học Y dược TPHCM cho biết: “Đến năm 2011 có khoảng 500.000 bệnh nhân
viêm gan c mạn tính được tiên đoán là người không đáp ứng với điều trị hoặc tái phát bệnh. Nhân loại đang phải chi trả những khoản tiền khổng lồ cho căn bệnh này, nếu năm 2009 khoảng 30 tỷ USD cho việc điều trị thì dự tính đến năm 2014 thế giới sẽ phải chi ra hơn 85 tỷ USD để đối phó với viêm gan siêu vi C.”
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, trong 10 năm qua số lượng bệnh nhân nhiễm viêm gan siêu vi C đã tăng gấp 4 lần. Đây là căn bệnh có tiến triển thầm lặng nhưng thường gây nên những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Minh Nguyệt