Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thêm 81 ca nhiễm, Hà Nội lập 14 trạm y tế lưu động

Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội tối 7/11 ghi nhận 45 ca cộng đồng, 36 ca ở khu cách ly và phong tỏa, thêm ổ dịch ở quận Long Biên và Cầu Giấy, trong 24 giờ qua.

Cụ thể, 45 ca cộng đồng ghi nhận tại các quận, huyện: Thanh Xuân 8, Đông Anh 5, Nam Từ Liêm 4, Gia Lâm 4; Ba Đình, Hà Đông mỗi nơi 3; Đống Đa, Đan Phượng, Long Biên, Cầu Giấy, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm mỗi nơi 2; Chương Mỹ, Thanh Trì, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai mỗi nơi một.

Phân bố theo chùm ca bệnh, có 9 người liên quan ổ dịch ở kho hàng Shopee ở khu công nghiệp Đài Tư, Long Biên và hai liên quan ổ dịch Trần Duy Hưng, Cầu Giấy. Hai ổ dịch này ghi nhận ca nhiễm đầu tiên vào ngày 2/11 và 5/11, đến nay mới được CDC Hà Nội phân loại thành chùm riêng biệt.

7 ổ dịch cũ vẫn ghi nhận thêm ca nhiễm mới gồm 7 ở Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh; chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm 7; Sài Sơn, Quốc Oai 4; Thủ Lệ, Ngọc Khánh 3; Nam Dư, Lĩnh Nam, Hoàng Mai và đường Bưởi, Cống Vị, Ba Đình mỗi mơi hai ca; Phú La, Hà Đông thêm một ca. Còn lại 14 ca phát hiện qua sàng lọc ho sốt trong cộng đồng và 13 ca liên quan các tỉnh có dịch và F1.

Như vậy, địa bàn Hà Nội có 12 ổ dịch đang diễn biến phức tạp gồm:

Đưởng Bưởi, Cống Vị, ghi nhận từ 3/11, tổng cộng 28 ca.

Thủ Lệ, Ngọc Khánh, ghi nhận từ 3/11, có 10 ca.

Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, ca nhiễm đầu tiên phát hiện từ 2/11, đến nay có 9 ca.

Shopee ở Long Biên, ca nhiễm đầu tiên phát hiện hôm 5/11, đến nay 26 ca.

Phú La, Hà Đông từ 4/11, đến nay 32 ca.

Ninh Hiệp, Gia Lâm từ 31/10, đến nay 95 ca.

Yên Xá, Tân Triều, ghi nhận từ 6/11, đến nay 14 ca.

Phú Vinh, An Khánh, Hoài Đức, ghi nhận từ 31/11, tổng cộng 14 ca.

Nam Dư, Lĩnh Nam từ 30/10, đến nay 26 ca.

Bạch Trữ, Tiến Thắng, phát hiện từ 27/10, đến nay 167 ca.

Sài Sơn, Quốc Oai, phát hiện từ 24/10, đến nay 149 ca.

Trần Quang Diệu, Ô Chợ Dừa, từ 23/10, đến nay có 41 ca nhiễm.

Cộng dồn trong đợt dịch 4 từ ngày 27/4, Hà Nội ghi nhận 4.998 ca nhiễm, trong đó 1.961 ca cộng đồng, 3.037 ca phát hiện tại khu cách ly. Trong đó, hôm 5/11 ghi nhận 133 ca nhiễm, cao nhất trong vòng 2 tháng qua.

Theo Sở Y tế, Hà Nội đã thành lập 14 trạm y tế, tổ y tế lưu động tại các khu công nghiệp, khu vực cách ly, phong tỏa để chăm sóc sức khỏe người dân, đáp ứng kịch bản Covid-19 lan rộng trên địa bàn thành phố. Trong đó, Đông Anh 4 trạm, Bắc Từ Liêm 3, Long Biên và Mê Linh 2, Sóc Sơn, Hoàng Mai, Chương Mỹ mỗi nơi một trạm...

Hôm 6/11, Trung tâm Y tế quận Ba Đình diễn tập mô hình trạm y tế lưu động số 1 tại phường Giảng Võ. Trạm này có 5 nhiệm vụ gồm: Quản lý, theo dõi các ca nhiễm tại nhà và cộng đồng, xét nghiệm, tiêm vaccine, truyền thông về Covid-19, khám, điều trị, cấp Thu*c cho người mắc các bệnh khác.

Có 4 phân cảnh được diễn tập, gồm họp giao ban về tình hình dịch bệnh; khám chữa ban đầu cho người dân; quản lý và theo dõi, chăm sóc các F0 tại nhà; đáp ứng khi F0 diễn biến nặng cần xử lý kịp thời... Trong tình huống giả định Covid-19 bùng phát mạnh, trạm phụ trách khu vực gồm 306 hộ gia đình với khoảng 52 F0 và 250 F1 được điều trị, cách ly tại nhà. Nhân viên y tế trạm lập danh sách cụ thể từng hộ gia đình trong khu vực, quản lý và theo dõi F0, F1 đang cách ly tại nhà và người bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai.

Nhân viên trung tâm y tế Ba Đình, Hà Nội diễn tập chăm sóc F0 tại nhà hôm 6/11. Ảnh: Đức Vân

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/them-81-ca-nhiem-ha-noi-lap-14-tram-y-te-luu-dong-4382559.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY