Bác sĩ Đỗ Thành Tuấn – Giám đốc Bệnh viện quận 4 cho biết, trong thời gian qua, bệnh viện quận 4 cũng như các bệnh viện quận khác, chỉ có 2 xe cứu thương theo quy định nên chưa đáp ứng được nhu cầu cấp cứu cho người dân trên địa bàn, trung bình chỉ đáp ứng khoảng 60% cuộc gọi cấp cứu của người dân trên địa bàn quận. Có thêm phương tiện chắc chắn rằng bệnh viện sẽ phục vụ tốt hơn trong công tác cấp cứu cho người dân tại nhà hoặc tại hiện trường.
Bên cạnh việc giao thông trên địa bàn quận 4 thường xuyên tắc nghẽn, người dân lao động nghèo của quận đang sinh sống trong các hẻm sâu còn rất nhiều, việc trang bị thêm của bệnh viện quận 4 có ý nghĩa rất thiết thực, Phó Chủ tịch UBND quận 4 Đỗ Thị Trúc Mai nhận định.
Sở Y tế hoan nghênh bệnh viện quận 4, tuy còn gặp không ít khó khăn nhưng bệnh viện đã có nhiều nỗ lực trong nâng cao chất lượng chất lượng khám, chữa bệnh tại bệnh viện cũng như tham gia làm 115 trong gần 3 năm qua, và mới đây đã đầu tư nguồn lực để có thêm phương tiện xe cấp cứu 2 bánh nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân trên địa bàn.
Như vậy, cho đến nay, đã có 4 của mạng lưới cấp cứu của thành phố có thêm phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện bằng xe cấp cứu 2 bánh, bao gồm: BV đa khoa Sài Gòn, BV quận 2, BV quận Thủ Đức, BV quận 4.
Sau gần 6 tháng triển khai thử nghiệm loại hình xe cấp cứu 2 bánh tại các với một quy trình phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Cấp cứu 115 của thành phố, kể từ tháng 5/2019, Sở Y tế chính thức triển khai loại hình xe cấp cứu 2 bánh phục vụ nhu cầu cấp cứu cho người dân trên địa bàn thành phố.
Mô hình bằng xe hai bánh đang được triển khai thí điểm tại TP.HCM đang nhận được những đánh giá tích cực, khi việc tiếp cận người bệnh được nhanh chóng hơn.
Ký kết hợp đồng trách nhiệm trong công tác cấp cứu ngoài bệnh viện giữa Trung tâm Cấp cứu 115 của thành phố và BV quận 4.
Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, mô hình xe cấp cứu 2 bánh là một trong nhiều loại hình xe cấp cứu trên thế giới đã sử dụng. Tại TP.HCM, trong các tình huống hẻm nhỏ, kẹt xe... mà có người cần cấp cứu thì lực lượng cấp cứu phải đến hiện trường nhanh, quan trọng nhất là sơ cấp cứu ban đầu thì xe cấp cứu 2 bánh cũng là một phương án lựa chọn. Bác sĩ Thượng cho rằng, sau khi nhân rộng, cách làm này sẽ được thực hiện bài bản hơn.
Từ thực tế thí điểm, Sở Y tế Thành phố đã chấp nhận cho Bệnh viện Quận 2, Quận 1, quận Thủ Đức, Quận 4 và cả Trung tâm Cấp cứu 115 tham gia thử nghiệm, bổ sung loại hình xe cấp cứu 2 bánh cho các trạm cấp cứu vệ tinh đặt tại các bệnh viện này. Trên địa bàn hoạt động của các bệnh viện này, mật độ giao thông khá cao, nhiều hẻm nhỏ xe cứu thương khó vào được.
Thêm vào đó là tình trạng xe cứu thương không đủ để đáp ứng nhu cầu khi mà Bệnh viện quận Thủ Đức trung bình có gần 30 cuộc gọi cấp cứu mỗi ngày, các bệnh viện khác cũng từ 4 đến 10 trường hợp gọi cấp cứu.
Nói về một ca bệnh cấp cứu được di chuyển bằng xe cấp cứu 2 bánh, Bác sĩ Trần Điền Tú – BV Đa Khoa Sài Gòn cho biết: Có trường hợp sản phụ thai 31 tuần bị dọa sinh non trên nhau tiền đạo, ở bên Quận 4, nhờ Bệnh viện Sài Gòn qua hỗ trợ. Bệnh nhân đau bụng nhiều dữ dội vùng hạ vị cộng với xuất huyết *m đ*o nhiều. Bác sĩ đi xe máy tới, đồng thời cũng xuất song song xe 4 bánh, sơ cấp cứu trước ổn định rồi chuyển đến Bệnh viện Từ Dũ.
Cũng theo các bác sĩ, điều đáng mừng là hầu hết người dân sử dụng và chứng kiến dịch vụ này đều hài lòng với loại hình xe cấp cứu 2 bánh vì bác sĩ đến rất nhanh so với trước đây. Sau khi nghe tin báo, trung bình chỉ từ 3 đến 5 phút, xa hơn thì không quá 15 phút là bác sĩ đã tiếp cận được người bệnh.
Đặc biệt, vào các khung giờ cao điểm, giao thông ùn ứ, kẹt xe nhiều nơi, thì xe cấp cứu 2 bánh cũng vẫn đến với người bệnh một cách nhanh nhất.
Chủ đề liên quan:
cấp cứu cấp cứu xe 2 bánh sơ cứu trạm cấp cứu trạm cấp cứu vệ tinh vệ tinh xe cấp cứu