Nha khoa Phục hình hôm nay

Nha khoa phục hình đảm nhận các chức năng cấy ghép implant và nắn chỉnh răng. Trong đó, phương pháp cấy ghép implant nhằm bảo tồn xương răng và giảm thiểu tiêu xương sau khi mất răng do nhổ răng sâu quá nặng (không thể chữa tuỷ), do bị nha chu, tai nạn và chịu tác động ngoại lực. Kỹ thuật cấy ghép Implant là phương pháp đặt trụ Implant vào xương hàm, đóng vai trò như một chân răng thực thụ. Bên cạnh đó, khoa còn thực hiện các kỹ thuật ghép xương, nong rộng xương, nâng sàn xoang hàm để có đủ kích thước xương cần thiết cho cấy ghép. Các bệnh thường gặp như: Mất răng, răng sâu nặng, thương tổn xương răng, răng vẩu, răng ngược, răng khấp khểnh, hở hàm ếch, lệch lạc xương hàm mặt,...

Thiên nhiên kỳ bí: Hé lộ bí mật rợn người bên trong chiếc mặt nạ tử thần 2.100 tuổi ám ảnh các nhà khoa học

Bên trong chiếc mặt nạ không phải là con người, mà là….

Trong một cuộc khảo cổ tại  Khakasssia, Nga, một nhóm các nhà khoa học phát hiện thấy một ngôi mộ tập thể có niên đại 2.100 năm. Khoan chưa bàn đến nguyên nhân hình thành ngôi mộ này, là một vụ sát phạt chiến tranh hay là một vụ trả thù đẫm máu, điều đáng sợ đó là bộ hài cốt kỳ dị không phải con người.

Mặt nạ tử thần là một chiếc đầu bằng đất sét thể hiện dung mạo thanh tú của một nam thanh niên, nằm giữa mớ hài cốt hỗn độn đã được hỏa táng của khoảng 200 người.  

Do không thể làm vỡ hiện vật quý giá, các nhà khảo cổ quyết định chỉ nghiên cứu nó bằng công nghệ chẩn đoán hình ảnh. Kỹ thuật X-quang sơ khai thời điểm đó chỉ cho phép phát hiện bên trong chiếc đầu có một hộp sọ, khá nhỏ so với đầu người trưởng thành.

Câu chuyện khép lại bởi sự khó hiểu bên trong chiếc mặt nạ. Nhóm khoa học gia đứng đầu bởi giáo sư Natalya Polosmak từ Viện Khảo cổ học và dân tộc học; cùng tiến sĩ Konstatin Kuper từ Viện Vật lý Hạt nhân; đã một lần nữa cố giải đáp bí ẩn cổ xưa.

Ông sử dụng phương pháp chụp ảnh huỳnh quang hiện đại, lời giải đã được hé lộ: bên trong mặt nạ tử thần là hộp sọ một con cừu.

Cùng với các bước phân tích khác liên quan đến ngôi mộ, phong tục tang lễ của người Tagar cổ đại – tộc người mà những hài cốt trong ngôi mộ cổ xưa này thuộc về, các nhà khoa học tin rằng mặt nạ này thuộc về một người đàn ông ch*t mà không tìm thấy thi hài.

Rất có thể chiếc mặt nạ này khắc họa khuôn mặt của một chiến binh, để an táng anh cùng đồng đội, những người thân, bạn bè đã quyết định chọn một con vật được coi là hiện thân của linh hồn anh, gửi vào chiếc mặt nạ tử thần. Các tác giả lý giải quan niệm cổ rằng, đây là cách để đảm bảo cuộc sống sau cái ch*t của một người không trở về nhà.

Một giả thuyết thứ 2 là nam thanh niên này vẫn còn sống sau "tang lễ" của chính mình.

Một cái ch*t giả được tổ chức để bảo vệ tính mạng của người thanh niên ấy? Vậy anh thanh niên kia là ai, thân thế ra sao? Quả là một câu chuyện dài!

Việc chôn cất giả với mặt nạ của anh và đầu cừu bên trong nhằm giúp đối tượng có cơ hội bắt đầu một cuộc sống mới.

Trong các ngôi mộ cổ khác tại Nga, người ta cũng thường tìm thấy mặt nạ tử thần, búp bê tử thần, nhưng vẫn chứa hài cốt người.

Minh Anh (Tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/thien-nhien-ky-bi-he-lo-bi-mat-ron-nguoi-ben-trong-chiec-mat-na-tu-than-2100-tuoi-am-anh-cac-nha-khoa-hoc-a472988.html)

Tin cùng nội dung

  • Có lẽ đây là tình trạng xảy ra với rất nhiều người và cũng vô vàn lời thắc mắc tại sao. Liệu tình trạng này là bình thường hay bất thường, liệu có phải bạn đang mắc một căn bệnh hay một rối loạn nào đó? Hãy đọc những luận điểm sau đây và tự tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này!
  • Nỗi sợ hãi, đau đớn trong quá khứ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng “yêu đương” của nhiều cặp vợ chồng. Thay vì dùng Thu*c, họ nên tới gặp bác sỹ tâm lý để có thể nồng cháy trở lại.
  • Nhiều năm qua, cầu Ông Điền đã hư hỏng rất nặng, ảnh hưởng lớn đến việc giao thông của người dân, họ rất bức xúc, vào mùa mưa lũ, không ai dám qua.
  • Đây là vụ T*i n*n giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên đường đèo dốc trong điều kiện thời tiết xấu ở Lào Cai
  • Từ rất lâu dị ứng, phản ứng và sốc phản vệ đã trở thành nỗi ám ảnh của các bác sĩ.
  • Để có một chuyến đi biển an toàn, bạn cần trang bị cho mình hành trang, kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình trước một số nguy hiểm bất ngờ có thể ập tới.
  • “Rối loạn ám ảnh sợ hãi” còn gọi là rối loạn nghi thức ám ảnh (Obsessive - Compulsive Disorder - OCD).
  • Bé nhà em 4 tuổi, vừa qua bé nhìn thấy bếp ga chiên cá cháy bóc khói khắp nhà, bé sợ hãi nên giờ không cho nấu ăn, luôn miệng nhắc không được nấu ăn...
  • Bố cởi sạch quần áo của con rồi trói vào cột điện vì tội mê chơi. Chú phạt cháu đeo bảng “Tôi là thằng ăn cắp” đứng trước cửa nhà...
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY