Tin tức hôm nay

Tin tức

Thiếu máu trầm trọng cho cấp cứu và điều trị

Sự bùng phát của dịch COVID-19 tại nhiều địa phương khiến lượng máu tiếp nhận được tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho 177 cơ sở y tế tại 28 tỉnh, thành phố .

Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết, đến nay đã có 30 đơn vị xin hoãn, hủy lịch tổ chức hiến máu với hơn 8.000 đơn vị máu dự kiến tiếp nhận. Trong 4 ngày (29/1 – 1/2), Viện chỉ tiếp nhận được hơn 1.300 đơn vị máu; trong khi nhu cầu máu các ngày bình thường cần cung cấp là 1.200 – 1.500 đơn vị. Cả tuần trước khi nghỉ Tết (1 - 7/2), Viện cũng chỉ dự kiến tiếp nhận được 3.000 đơn vị máu.

Đến ngày 3/2, lượng máu dự trữ của Viện chỉ còn 7.500 đơn vị máu. Khối hồng cầu, khối tiểu cầu là các chế phẩm bị thiếu hụt trầm trọng nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp cho 177 cơ sở y tế tại 28 tỉnh, thành phố (với diện bao phủ xấp xỉ 41 triệu dân).

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, người đến hiến máu giảm mạnh

Trước đó, ngày 7/12/2020, Công đoàn Y tế Việt Nam đã ban hành công văn số 379/CĐYT gửi Công đoàn cơ sở trực thuộc về việc tham gia hiến máu tình nguyện trong tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Hưởng ứng phát động này, ngành y tế của nhiều tỉnh, thành phố và các bệnh viện tại Hà Nội cũng đã dự kiến kế hoạch tổ chức hiến máu. Tuy nhiên, dịch bùng phát cũng khiến các đơn vị này phải ưu tiên công tác phòng chống dịch.

Ts bạch quốc khánh, viện trưởng viện huyết học – truyền máu trung ương cho biết: “áp lực tiếp nhận và cung cấp máu vào trước, trong và sau tết luôn là nỗi lo thường trực cho các cơ sở truyền máu; nhất là đối với các chế phẩm có thời hạn bảo quản ngắn như khối tiểu cầu chỉ có thể lưu trữ 3 – 5 ngày. kỳ nghỉ tết dài và dịch covid-19 bùng phát trở lại, diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương đã khiến nỗi lo càng trầm trọng hơn. với kế hoạch tiếp nhận máu hiện tại, viện còn thiếu khoảng 13.000 đơn vị máu để cung cấp cho cấp cứu và điều trị dịp trước, trong và sau tết”.

Để có máu cho cấp cứu và điều trị, viện huyết học – truyền máu trung ương kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khỏe tham gia hiến máu, đặc biệt là nhóm máu o, nhóm a và hiến tiểu cầu từ nay đến hết tháng 2/2021. đồng thời mong muốn các cơ quan, đơn vị duy trì lịch hiến máu theo kế hoạch và tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân viên, người dân tham gia hiến máu.

Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương huy động cán bộ, bác sĩ, nhân viên hiến máu vào đầu tháng 2/2021

Bên cạnh đó, nhằm góp phần gia tăng lượng máu tiếp nhận trong dịp tết và tri ân người hiến máu trong thời điểm rất thiếu máu (trước và sau tết nguyên đán), viện huyết học – truyền máu trung ương triển khai tặng thêm gói quà tặng xét nghiệm và lì xì cho người hiến máu trong thời gian từ 3/02 – 23/2 (22 tháng chạp đến 12 tháng giêng).

Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết thêm, tại các điểm hiến máu, các biện pháp phòng chống dịch được Viện và các đơn vị chuyên môn tiếp nhận máu thực hiện nghiêm ngặt theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người hiến máu, người nhận máu, nhân viên y tế và những người làm công tác tuyên truyền, vận động, công tác tổ chức điểm hiến máu.

Các địa điểm tiếp nhận máu:

* viện huyết học – truyền máu trung ương (phố pạm văn bạch, cầu giấy, hà nội), từ 8h đến 20h tất cả các ngày (kể cả thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ.

* Các điểm hiến máu cổ định tại Hà Nội ở địa chỉ: 26 phố Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm; 132 phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân và số 10, ngõ 122 đường Láng, quận Đống Đa. Thời gian tiếp nhận máu ở các điểm trên từ 8h -12h và 13h3—17h từ thứ 2 đến thứ 7.



Trần Hằng

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Thieu-mau-tram-trong-cho-cap-cuu-va-dieu-tri-629967/)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY