Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thói quen phổ biến tưởng vô hại này biến thực phẩm thành thuốc độc

Những thói quen khi bảo quản, tích trữ thực phẩm tưởng chừng vô hại, nếu người nội trợ không thay đổi vô tình khiến căn bếp thành ổ vi khuẩn.

Để ngăn chặn nguồn vi khuẩn xâm nhập, bảo quản thực phẩm lâu hơn để tiện cho việc chế biến, đa số các gia đình đều chọn phương án làm đông lạnh thịt cá.

Mặc dù thực phẩm đông lạnh được đánh giá là an toàn nhưng việc bảo quản và sử dụng không đúng cách khiến nhiều người bị ngộ độc thực phẩm.

Bảo quản đông lạnh đúng cách sẽ giúp gia đình bạn luôn sẵn có nguồn thực phẩm dồi dào.

Nguy cơ ngộ độc từ tủ lạnh nhà bạn

Cuộc sống bận rộn, khoảng thời gian giãn cách xã hội... là những lý do khiến nhiều bà nội trợ phải tiết kiệm thời gian mua sắm thực phẩm.

Nhiều người thường có thói quen mua rất nhiều thực phẩm về chất đầy trong tủ lạnh, coi tủ lạnh như "chiếc túi thần kỳ" của Doraemon.

Việc tích trữ quá nhiều loại thực phẩm trong cùng một ngăn tủ khiến cho việc làm lạnh bị cản trở dẫn đến thực phẩm nhanh bị hỏng làm tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm khi sử dụng.

Việc tích trữ quá nhiều thực phẩm trong một ngăn khiến việc làm lạnh bị cản trở.

Chất đầy thực phẩm vào tủ lạnh khiến thực phẩm nhanh bị hư hỏng, dễ gây ngộ độc.

Để lẫn lộn thực phẩm

Không phải cứ cho thực phẩm vào tủ lạnh là yên tâm thực phẩm không bị hỏng.

Thịt, cá, rau, củ để lẫn lộn. Thức ăn thừa cứ cho vào tủ lạnh là xong. Thậm chí nhiều người còn để ngày này qua ngày khác.

Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều trường hợp bị ngộ độc, tiêu chảy.

Khi bảo quản thực phẩm cần sắp xếp theo chủng loại vào các ngăn riêng.

Cần sắp xếp thực phẩm theo từng loại vào từng ngăn bảo quản phù hợp.

Rã đông thực phẩm nhiều lần

Đây là một cách làm tai hại mà nhiều bà nội trợ vẫn làm. ngay từ khâu trữ đông thực phẩm nhiều người đã thực hiện không đúng cách.

Đó là để nguyên khối lượng thực phẩm lớn vào ngăn đông mà không phân chia thực phẩm ra từng phần đủ một lần ăn.

Rã đông đúng cách sẽ không "tiếp tay" cho vi khuẩn sinh sôi.

Khi rã đông, không dùng hết phần thịt đã rã đông lại tiếp tục cho vào tủ trữ đông lại mà không biết thịt sau khi rã đông sẽ dễ bị nhiễm vi khuẩn, nếu tiếp tục cho vào ngăn đông sẽ thúc đẩy vi khuẩn sinh sôi, khi dùng rất dễ bị ngộ độc.

Cẩn trọng khi mua thực phẩm đông lạnh

Xu hướng sử dụng thực phẩm chế biến sẵn được bảo quản đông lạnh ngày càng phổ biến.

Tất cả các loại thực phẩm đông lạnh như: thịt lợn, thịt bò nhập khẩu, hải sản… đến các món ăn chế biến sẵn như nem cua, chả mực, chân giò muối, nem chua… đều tràn ngập trên mạng, ngoài chợ. không mất thời gian chế biến, mua về là dùng được ngay.

Nhiều người cảm thấy rất tiện lợi khi sử dụng các loại thực phẩm này. Tuy nhiên, chính vì "yên tâm" với sự tiện lợi mà coi nhẹ nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, từ nguồn gốc, quy trình chế biến, đóng gói và bảo quản thực phẩm có đúng tiêu chuẩn an toàn hay không.

Có thể ghi chú ngày tháng thực phẩm được bỏ vào đông lạnh để tính được thời hạn bảo quản.

​​​​Nên mua sản phẩm đông lạnh tại cơ sở được chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Vì vậy, để phòng ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm, người tiêu dùng cần lưu ý, ngoài việc lựa chọn thực phẩm an toàn cần chế biến, bảo quản đúng cách.

Khi mua các sản phẩm đông lạnh nên mua tại các cơ sở sản xuất có uy tín, được chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Kiểm tra kỹ tình trạng thực phẩm, hạn sử dụng, bao bì không bị rách, thực phẩm không có màu sắc hoặc mùi vị bất thường…

Theo Châu Anh/Báo Giao thông

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/thoi-quen-pho-bien-tuong-vo-hai-nay-bien-thuc-pham-thanh-thuoc-doc/20220628081956390)

Tin cùng nội dung

  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY