Thông tin y học tiếng Việt hôm nay

Thông tin y học tiếng Việt

Thông khí nhân tạo hỗ trợ áp lực (PSV)

PSV cung cấp dòng khí thở vào S*nh l* hơn cho bệnh nhân, giảm công hô hấp của bệnh nhân. Dòng khí thở vào kết thúc khi đạt mức khoảng 25% dòng đỉnh ban đầu

Đại cương

Trong PSV bệnh nhân phải tự thở, mỗi khi bệnh nhân trigger được thì máy sẽ đưa vào phổi bệnh nhân một áp lực nhất định trong thời gian thay đổi tuỳ theo nhu cầu của bệnh nhân. Như vậy có hai điểm quan trọng để phân biệt với điều khiển áp lực là bệnh nhân tự thở và thời gian thở vào thay đổi. So với SIMV, PSV cung cấp dòng khí thở vào S*nh l* hơn (thay đổi theo gắng sức, và cơ học phổi) cho bệnh nhân, giảm công hô hấp của bệnh nhân. Dòng khí thở vào kết thúc khi đạt mức khoảng 25% dòng đỉnh ban đầu hoặc mức 5 l/phút ở một số máy.

Đây là một kiểu thở đang được dùng nhiều trong cai thở máy.

Chỉ định

Tình trạng hô hấp đã cải thiện nhưng chưa  bỏ được thở máy.

Chống chỉ định

Mất sự chỉ huy hô hấp do tổn thương thần kinh trung ương.

Liệt cơ hô hấp chưa hồi phục.

Quá suy kiệt.

Các bước tiến hành

Kiểm tra các thông số thở máy hiện tại của bệnh nhân.

Xem lại các tiêu chuẩn của cai thở máy.

Đo áp lực đỉnh, cao nguyên khi bệnh nhân đang thở SIMV hoặc CMV.

Đặt thông số:

Chọn mode CPAP.

Nhấn mode PS.

Chọn áp lực hỗ trợ PS, bằng các cách sau*

PS = 1/2-1/3  Ppeak.

Hoặc PS = Ppeak – Pplateau.

Quan sát bệnh nhân, làm khí máu.

Nếu thở dưới 30 lần/phút, chức năng sống ổn định.

Tiếp tục giảm PS 3-5 cmH20 mỗi lần, sao cho tần số thở vẫn thấp hơn 30 lần/phút và các dấu hiệu sinh tồn ổn định.

*Lưu ý: trong thực hành  một số thầy Thu*c có thể chon PS ban đầu sao cho đạt được Vte vào khoảng 10-12 ml/kg, hoặc PS bằng Pplateau ở các bệnh nhân mà cơ hô hấp còn yếu nhiều. Thực ra đây là một cách dùng của PSV thay thế SIMV hoặc CMV trong tình huống bệnh nhân tương đối ổn định.

Biến chứng - thận trọng

Không đủ thông khí phút, giảm thông khí phế nang do bệnh nhân thở chậm hay ngừng thở, xẹp phổi.

Khắc phục:

Theo dõi sát bệnh nhân.

Không cho thở PSV với bệnh nhân không ổn định về điều khiển hô hấp, cơ học phổi.

Đặt "back up" mode.

Phối hợp SIMV với PSV.

Rò đường thở: gặp trong rò cuff NKQ, hoặc lỗ dò phổi màng phổi dẫn đến hiện tượng dòng "demand" liên tục. Thường các máy thở có cơ chế tự điều chỉnh cho hiện tượng này (thì thở vào sẽ tự kết thúc sau 3-5 giây).

Tăng áp lực trung bình đường thở, có thể gây giảm cung lượng tim, giảm huyết áp trên bệnh nhân có giảm thể tích tuần hoàn.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/vietnam/thong-khi-nhan-tao-ho-tro-ap-luc-psv/)

Tin cùng nội dung

  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY