Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Thống kinh: điều trị bằng y học cổ truyền

Đau bụng kinh là sự ngăn trở vận hành khí và huyết. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khi khí huyết hòa thuận, sung túc thì không gây đau bụng khi hành kinh

Là cơn đau bụng kinh có liên quan đến thời gian trước, sau hoặc trong khi hành kinh.

Bệnh danh: Đau bụng kinh, Kinh nguyệt đau, Kinh hành phúc thống.

Cơ chế bệnh sinh: Đau bụng kinh là sự ngăn trở vận hành khí và huyết. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khi khí huyết hòa thuận, sung túc thì không gây đau bụng khi hành kinh, nhưng khi khí huyết suy kém hoặc ứ trệ sẽ làm kinh xuống không thông gây hiện tượng đau bụng kinh (thống tắc bất thông).

Thể lâm sàng: Thống kinh phân 2 loại:

Lâm sàng thống kinh

Thực chứng

Do Phong hàn tà:

Do trong giai đoạn hành kinh mà nhiễm phải hàn tà như ăn thức ăn quá sống, lạnh hoặc cơ thể nhiễm lạnh từ phần dưới cơ thể, cho nên khí huyết ngưng trệ lại gây đau.

Triệu chứng:

Đau bụng trong khi hành kinh kèm đau lưng, đau cứng cổ gáy, sợ lạnh.

Sắc kinh tím đen, kinh xuống ít hoặc tắc bất chợt. Sắc mặt xanh bạc, tiêu lỏng, rêu lưỡi trắng mỏng.

Mạch phù khẩn hoặc trầm khẩn.

Do Khí trệ:

Kỳ kinh thường không đều, lượng kinh ít.

Đau bụng dưới, trướng tức nhiều hoặc lan lên ngực sườn, đau lưng, trước khi hành kinh và bắt đầu kỳ kinh.

Trước khi ra kinh thường có hiện tượng vú căng đau, đau đầu hoặc ½ bên đầu.

Sắc mặt xanh bạc, tinh thần bực dọc, nôn, ợ hơi.

Lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng. Mạch huyền sác.

Do Huyết ứ:

Ứ huyết tích lâu ngày sinh đau.

Triệu chứng:

Bụng dưới căng đau dữ dội trước và đầu kỳ hành kinh, đau nổi cục cứng, đè vào đau thêm, đau như phát sốt. Kinh xuống không thông, màu đen sẫm, có cục huyết ra thì giảm đau.

Sau khi hành kinh, lượng kinh vẫn còn rỉ rả, có khi tắt ngưng.

Sắc mặt xanh tím, da khô, táo bón, mặt lưỡi tím sẫm. Mạch trầm sác.

Hư chứng

Thường đau bụng giữa và cuối kỳ hành kinh.

Thể Hư hàn:

Đau bụng suốt kỳ hành kinh, đau lâm râm, chườm nóng dễ chịu. Đau lưng, mỏi mệt.

Kinh cuối kỳ màu nhạt, lượng ít. Sắc da xanh ánh vàng, môi nhợt, da khô, gầy.

Rêu lưỡi trắng nhuận. Mạch trì, tế.

Thể Hư nhiệt:

Bụng dưới đau âm ỉ sau kỳ. Kinh đến sớm, lượng kinh ít.

Sắc mặt trắng đới vàng, gò má hồng, lòng bàn tay nóng hoặc sau ½ ngày có sốt, hồi hộp, bứt rứt, khó ngủ, táo bón.

Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng. Mạch tế sác hoặc đới huyền.

Thể Khí Huyết hư nhược:

Bụng đau lâm râm trong khi hành kinh và sau khi hành kinh. Đè vào dễ chịu.

Sắc kinh nhạt, trong, lượng kinh ít.

Sắc mặt trắng xanh, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng.

Tinh thần uể oải, đoản khí, tiếng nói yêu. Mạch hư tế.

Nếu huyết hư khí trệ gây đau thì sau khi hành kinh, huyết dư xuống chưa sạch thì đau không ngưng.

Thể Can Thận khuy tổn:

Đau bụng dưới sau khi hành kinh, đau lan vùng thắt lưng.

Sắc kinh nhạt, lượng ít.

Lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng. Mạch trầm tế.

Điều trị thống kinh bằng Thu*c

Phép chung: Thông điều khí huyết, chỉ thống.

Thực chứng

Thể Huyết ứ

Phép trị: Hoạt huyết, tiêu ứ trệ.

Bài Thu*c sử dụng:

Bài Huyết phủ trục ứ thang (trích Y lâm Cải Thác) gồm Xuyên khung 10g, Hương phụ 8g, Quy thân 15g, Thanh bì 8g, Sinh địa 15g, Chỉ xác 6g, Xích thược 12g, Mộc hương 6g, Đào nhân 8g, Cam thảo 4 g, Hồng hoa 8g, Ngưu tất 12g.

Khí trệ:

Phép trị: Hành khí, tiêu ứ.

Bài Thu*c sử dụng:

Bài Thanh nhiệt điều huyết thang (trích Cổ Kim Y Giám) gồm Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Sinh địa, Đào nhân, Hồng hoa, Nga truật, Hoàng liên, Đơn bì.

Phân tích bài Thu*c:

Vị Thu*c

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Đương quy

Dưỡng huyết, hoạt huyết

Quân

Xuyên khung

Hoạt huyết, chỉ thống

Quân

Sinh địa

Tư âm, bổ thận, dưỡng huyết

Thần

Bạch thược

Dưỡng huyết, chỉ thống

Thần

Hoàng liên

Thanh nhiệt giải độc

Quân

Đào nhân

Phá huyết, trục ứ, nhuận táo

Hồng hoa

Phá ứ huyết, sinh huyết, hoạt huyết

Nga truật

Phá huyết, hoạt huyết

Đơn bì

Thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết

Thể Phong hàn:

Phép trị: Lý khí ôn kinh.

Bài Thu*c sử dụng:

Bài Ôn kinh thang (xem Kinh nguyệt trước kỳ).

Hư chứng

Thể Hư hàn:

Phép trị: Ôn kinh dưỡng huyết.

Bài Thu*c sử dụng:

Bài Tiểu ôn kinh thang (trích Giản dị phương) gồm Đương quy 12g, Hắc phụ tử 12g. Sắc uống nóng.

Thể Hư nhiệt:

Phép trị: Dưỡng âm, lương huyết, chỉ thống.

Bài Thu*c sử dụng:

Bài Đơn chi tiêu dao tán (xem Kinh nguyệt không định kỳ).

Thể Khí Huyết hư nhược:

Phép trị: Điều khí dưỡng huyết.

Bài Thu*c sử dụng:

Bài Bát trân thang gia Hương phụ 8g, Mộc hương 8g.

Thể Can Thận khuy tổn:

Phép trị: Bổ can thận.

Bài Thu*c sử dụng:

Bài Điều hòa can thang (trích Phó thanh chủ nữ khoa) gồm Hoài sơn, Sơn thù, Đương quy, A giao, Bạch thược, Cam thảo.

Phân tích bài Thu*c:

Vị Thu*c

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Đương quy

Dưỡng huyết, bổ huyết

Quân

Hoài sơn

Bổ tỳ cố thận

Thần

Sơn thù

Ôn can trừ đàm

Bạch thược

Bổ huyết, hòa huyết

A giao

Tư âm, bổ huyết

Cam thảo

Ôn trung, điều hòa vị Thu*c

Sứ

Điều trị bằng châm cứu

Thực chứng

Giảm đau: Chọn huyệt mạch Nhâm và Túc Thái âm Tỳ, Túc Dương minh Bàng quang: châm tả.

Huyệt chủ: Trung cực, Địa cơ, Thứ liêu.

Hư chứng

Giảm đau: Chọn huyệt mạch Nhâm, Đốc và kinh Tỳ Vị: châm, cứu bổ.

Huyệt chủ: Mệnh môn, Thận du, Quan nguyên, Khí hải, Túc tam lý, Kinh môn.

Huyệt dự bị: Quy lai, Thái xung, Tam âm giao, Huyết hải.

Bế kinh:

Huyết hư:

Chọn huyệt ở mạch Nhâm và kinh Tỳ Vị: châm bổ.

Huyệt chủ: Trung cực, Vị du, Huyết hải, Túc tam lý, Tỳ du.

Huyết trệ:

Chọn huyệt ở mạch Nhâm, kinh Tỳ, kinh Can: châm tả.

Huyệt chủ: Trung cực, Khí hải, Tam âm giao, Hành gian, Hợp cốc.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/benhhocdongy/thong-kinh-dieu-tri-bang-y-hoc-co-truyen/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY