Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Thử nghiệm dùng y học cổ truyền chữa viêm phổi corona

Trung Quốc-Chuyên gia các nước tỏ ra lo ngại khi giới chức y tế Trung Quốc khuyến khích sử dụng y học cổ truyền trong điều trị viêm phổi cororna.

Giới chức y tế Trung Quốc cho rằng một loại Thu*c truyền thống được làm từ sỏi mật gia súc, sừng trâu, hoa nhài và ngọc trai có tiềm năng trong điều trị virus corona. 

Phương pháp này được Ủy ban Y tế Trung Quốc đưa ra vào ngày 5/2 trong kế hoạch điều trị viêm phổi corona. Ủy ban này cũng khuyến khích bác sĩ kết hợp các loại Thu*c điều trị HIV trong việc chống lại nCoV, tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân. 

Người dân Trung Quốc mua các loại Thu*c dân gian từ một thầy lang vào ngày 5/5. Ảnh: NY Times

Ứng dụng y học cổ truyền điều trị các loại bệnh mới là một phần trong đường lối của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình, để khẳng định niềm tự hào dân tộc. Ông cho rằng giới chức nước này nên nhận thức tầm quan trọng của chúng ngang bằng với các loại Thu*c Tây. 

Trong đại dịch SARS năm 2002-2003, bác sĩ đại lục phát hiện steroid có tác dụng phụ làm tổn hại tủy xương. Trong khi đó, y học cổ truyền có thể làm giảm thiểu phản ứng không mong muốn này. 

"Các bác sĩ Tây y chưa đưa ra biện pháp tốt hơn trong điều trị loại virus này. Người dân Trung Quốc đã trải qua những dịch bệnh tương tự nhiều lần trong hàng nghìn năm lịch sử. Nếu y học cổ truyền không hiệu quả, đất nước hẳn đã bị diệt vong", ông Jiang nhận định. 

Chủ cửa hàng phân phối Thu*c Đông y đang cân dược liệu. Ảnh: NY Times

Một số cơ sở y tế Trung Quốc đã sử dụng kết hợp Thu*c Tây và các bài Thu*c dân gian. Đầu tháng 2, Bộ Y tế báo cáo trong số các bệnh nhân xuất viện có hai người được điều trị bằng y học cổ truyền. Giới chức thành phố Quảng Châu cũng cho biết, 50 bệnh nhân đã hết sốt và giảm ho sau khi sử dụng liệu pháp tương tự.

Theo Tiến sĩ Cheng Yung-chi, chủ tịch Hiệp hội Toàn cầu hóa Y học Trung Quốc, nhiều bác sĩ đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra độ hiệu quả trong việc ứng dụng y học dân gian điều trị cho bệnh nhân thành phố Vũ Hán.

Song, nhiều ý kiến khác cho rằng kết quả này là chưa thuyết phục.

Y học cổ truyền Trung Quốc quan niệm, cơ thể người khỏe mạnh là biểu hiện của sự quân bình âm dương, nói cách khác là sự cân bằng của "hàn" (lạnh) và "nhiệt" (nóng). Bệnh tật phát sinh từ sự mất cân bằng đó. Một số người có cơ địa "nhiệt" dễ bị sốt và phản ứng viêm. 

Các chuyên gia xác định viêm phổi do nCoV là bệnh tính "nhiệt". Do đó, cần kê các bài Thu*c để "giảm nhiệt" cơ thể.

Hiện, chưa có cơ sở khoa học chứng minh độ hiệu quả của những bài Thu*c này. Các nhà nghiên cứu không tìm ra được bằng chứng lâm sàng cho thấy, cam thảo và rễ thảo mộc giúp chống lại bệnh viêm phổi corona. Nhiều chuyên gia chỉ trích, việc khuyến khích sử dụng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của một số bệnh nhân. 

Các dược liệu sử dụng trong Thu*c cổ truyền Trung Quốc được bày bán tại Hongkong. Ảnh: NY Times

Bên cạnh đó, quy định liên quan đến việc kiểm soát Đông y tại Trung Quốc vẫn còn hạn chế. Nhiều bài Thu*c thậm chí có thành phần từ thịt động vật hoang dã. Một số người, đặc biệt là ở miền nam Trung Quốc, thực sự tin rằng ăn thịt lạ là chìa khoa để có cơ thể cân đối. Đây cũng là lý do những khu chợ hải sản như Huanan, nguồn gốc của vụ dịch phát triển rộng rãi ở đại lục. 

Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Khoa học Nature chỉ ra rằng, hàng chục phụ nữ Trung Quốc sử dụng thảo dược để giảm cân vào những năm 1990 đã bị suy thận. Nhiều người biện hộ, họ chỉ mắc bệnh vì quá lạm dụng thảo mộc. Tuy nhiên, trong bài đăng năm 2017, Nature lập luận: "Hàng trăm năm sử dụng bài Thu*c chưa qua đánh giá và thử nghiệm lâm sàng không được coi là nghiên cứu".

Các tranh cãi không ngăn cản chính phủ Trung Quốc bổ sung y học cổ truyền vào kế hoạch điều trị viêm phổi corona lần thứ hai. Giới chức y tế Vũ Hán cho rằng, bệnh nhân nhiễm virus chủng mới có thể sử dụng bài Thu*c dân gian nếu triệu chứng không quá nghiêm trọng. 

Ngày 25/1, Cục Quản lý Quốc gia và Y học Cổ truyền đã phái 25 nhóm bác sĩ đến thành phố này để bổ sung lực lượng.

Zhu Mao, đại diện một công ty Đông y tại tỉnh Hồ Bắc cho biết, đơn vị của ông đang phát ra hơn 20.000 đơn Thu*c mỗi ngày theo lời đề nghị từ chính phủ. 

Trong một tháng trở lại đây, trước bối cảnh dịch bệnh lây lan nhanh chóng, người Trung Quốc tìm đủ mọi cách để tự bảo vệ bản thân. Ở các thành phố, một số người đã xếp hàng nhiều giờ liên để mua Thu*c Đông y mong ngăn ngừa viêm phổi corona. 

Laurie Garrett, thành viên ban cố vấn an ninh y tế toàn cầu, Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho rằng, việc sử dụng y học cổ truyền trong vụ dịch lần này có thể gây ra các rủi ro lớn nếu không kiểm soát nghiêm ngặt. 

Thục Linh (Theo NY Times)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/thu-nghiem-dung-y-hoc-co-truyen-chua-viem-phoi-corona-4051108.html#box_comment)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, Tôi muốn hiến xác sau khi ch*t cho y học được không? Có làm thủ tục gì nhiều không và làm thủ tục ở đâu? Có thể liên hệ đến những đâu để được hiến xác? (Can - minh…@gmail.com)
  • Mùa hè đến cũng là lúc mụn trứng cá có điều kiện phát triển. Trong môi trường nóng ẩm các tuyến ở da tăng cường bài tiết nhiều mồ hôi và chất bã nhờn dễ làm tắc lỗ chân lông khiến lượng chất bã nhờn không thoát ra ngoài mà tích tụ tạo thành nhân mụn.
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Viêm phổi thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Cũng có thể do nấm hoặc những hóa chất hít vào phổi.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY