Bà nguyễn thị liên hương, thứ trưởng bộ y tế - ảnh: nguyên bảo
Về giải pháp trong ngắn hạn, trước mắt theo bà hương, bộ y tế đang tích cực soạn thảo để trình và tham mưu thủ tướng ban hành nghị quyết về bảo đảm thuốc, vật tư y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế.
Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ cấp phép quản lý giá thuốc, trang thiết bị y tế; đẩy nhanh tiến độ các gói thầu thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia và danh mục thuốc đàm phán tại trung ương và địa phương; sửa đổi bổ sung các văn bản thuộc thẩm quyền của bộ.
Ngay sau khi có ý kiến chỉ đạo của thủ tướng và kết quả kiểm tra tại các địa phương, bộ y tế đã ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị, các địa phương triển khai đấu thầu thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị để tránh tâm lý lo ngại, sợ sai, không dám mua sắm.
Về triển khai các biện pháp dài hạn, theo bà Liên Hương, hiện bộ cũng đang xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành sửa đổi, bổ sung các Luật khám chữa bệnh, Luật bảo hiểm y tế, Luật trang thiết bị y tế, Luật dược...
Liên quan đến việc tiêm mũi 4 vắc xin COVID-19, bà Hương nêu rõ các nghiên cứu trên thế giới cho thấy mức độ bảo vệ của các mũi tiêm cơ bản vắc xin phòng COVID-19 giảm dần theo thời gian trong vòng 6 tháng sau khi tiêm.
Trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới, tổ chức y tế thế giới và cdc hoa kỳ đã khuyến cáo tiêm nhắc lại mũi 3, mũi 4 để ngăn ngừa, phòng, chống dịch covid-19 là hết sức quan trọng. hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiêm mũi 3, mũi 4 cho người lớn và trẻ vị thành niên.
Trước bối cảnh xuất hiện biến thể phụ mới ba.4 và ba.5 của biến chủng omicron tại việt nam, tổ chức y tế thế giới cũng ghi nhận các ca nhiễm covid-19 đã tăng tại nhiều quốc gia kể từ tháng 4-2022, đợt gia tăng chủ yếu do sự lây lan của biến chủng phụ omicron ba.4 và ba.5 cho thấy dịch bệnh vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, khó lường.
Vì thế, theo bà Hương, khả năng miễn dịch suy giảm trong cộng đồng cùng với việc chủ quan, lơ là trong tiêm vắc xin và phòng chống dịch COVID-19 sẽ có nguy cơ cao bùng phát dịch trở lại.
Về thông tin nhập nhèm trong đơn thuốc có thực phẩm chức năng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, theo bà Liên Hương, ngay khi có thông tin này trên báo chí, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị cũng như bệnh viện tiến hành kiểm tra để xử lý.
Ngày 6-6, bệnh viện đã có báo cáo giải trình, trong đó nêu rõ, hội đồng chuyên môn của bệnh viện đã xác định đây là sai sót về quy trình, nghiệp vụ. bệnh viện đã xử lý bác sĩ vi phạm bằng hình thức cho điều chuyển công tác và đây là cơ sở để tiếp tục xử lý kỷ luật theo quy định.
Bệnh viện cũng đã ngừng tư vấn về thực phẩm chức năng. ngày 17-6-2022, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý khám chữa bệnh, bộ đã có công văn gửi cơ sở y tế của tất cả các tỉnh thành, các cơ sở y tế trực thuộc bộ, ngành về việc tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú theo đúng quy định.
Ngoài ra quản lý đơn thuốc cũng là nội dung quan trọng trong việc đánh giá chất lượng bệnh viện hằng năm trong hướng dẫn của bộ. bộ sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh kiểm tra, chấn chỉnh việc kê đơn thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế... cần giải pháp phù hợp
TTO - Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng năm 2022 còn một số khó khăn cần tiếp tục giải quyết như dịch bệnh COVID-19 có thể diễn biến phức tạp, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế… cần giải pháp phù hợp.
THÀNH CHUNG