Chào AloBacsi, Tôi đọc rất nhiều câu tư vấn hết sức thiết thực, bổ ích của AloBacsi, nên hôm nay mới mạnh dạn viết đến Mangyte thắc mắc, lo lắng của gia đình chúng tôi.
Em trai tôi 32 tuổi, đã có vợ và 2 con. Em tôi đang khỏe mạnh nhưng đột nhiên bị đau ngực, khó thở. Gia đình đưa đi cấp cứu thì BS nói em tôi bị nhồi máu cơ tim. Tôi cứ tưởng đây là bệnh của người già hoặc trung niên.
Vậy người trẻ mắc bệnh này có nguy hiểm lắm không? Cách sơ cứu khi nhồi máu cơ tim như thế nào, thưa bác sĩ? Bệnh này có liên quan đến đột quỵ ?
Gia đình chúng tôi rất lo lắng. Rất mong các BS tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe các bác sĩ. Trân trọng! (D.T. Thu - 53 tuổi, Trần Đình Xu, quận 1, TPHCM) Ảnh minh họa Trả lời: Chị Thu thân mến!
Nhồi máu cơ tim là môt cấp cứu khẩn cấp. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là rất cần thiết nhằm giảm biến chứng và giảm tỉ lệ Tu vong sau nhồi máu cơ tim.Vì vậy đến bệnh viện càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước 3 giờ khi có cơn đau ngực để được chụp và đặt stent (giá đỡ) sớm.
Trước đây thường xảy ra ở người trung niên và lớn tuổi, rất ít gặp ở người trẻ. Những năm gần đây, bệnh xảy ra người trẻ ngày càng tăng, chiếm tỉ lệ 5-10%. Đây là một bệnh rất nguy hiểm, dù xảy ra ở lứa tuổi nào. Tuy nhiên, ở người trẻ sẽ có tiên lượng tốt hơn nếu được điều trị sớm.
Phương pháp sơ cứu ban đầu: nên cho người bệnh nằm bất động, ngậm một viên ISDN 10mg dưới lưỡi, không nên cạo gió. Cần liên hệ ngay xe cấp cứu của bệnh viện gần nhất.
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra cấp như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa Lipid máu, thiếu hụt Protein S, Protein C…vì vậy người bệnh cần đến khám bác sĩ tim mạch, để được tư vấn và điều trị, nếu không bệnh sẽ có nguy cơ tái phát rất cao.
Thân mến!
BS-CK1 Nguyễn Văn Bé Hai, Phó khoa Nội Tim mạch BV Thống Nhất
Chủ đề liên quan:
Alobacsi.vn cơ tim đái tháo đường đau ngực khó thở người già nhồi máu nhồi máu cơ tim ở người rối loạn chuyển hóa lipid máu tăng huyết áp