Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Thực hư việc cắt tóc máu để tóc trẻ sơ sinh nhanh dày, mượt

Rất nhiều người quan niệm rằng cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh sẽ giúp tóc bé mọc nhanh và dày, mượt hơn.

Nhiều người quan niệm rằng, cắt lớp tóc đầu tiên có sẵn trên đầu em bé sơ sinh từ khi mới chào đời hay còn gọi là cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh sẽ giúp tóc bé mọc nhanh và dày, mượt hơn. Thực chất đây là một suy nghĩ sai lầm. Bài viết này sẽ chỉ ra những lí do cho thấy quan niệm này hoàn toàn không có cơ sở khoa học và những bí quyết thực sự giúp bé sơ sinh sớm có một mái tóc dày, dài, bóng mượt:

Lí do cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh là không cần thiết

- Việc cắt tóc máu không có tác động gì đến chuyện tóc sẽ mọc lên dày hơn. Tóc mọc từ phần nang bên dưới da đầu, và việc cắt tóc chỉ liên quan đến phần tóc phía bên trên bề mặt da đầu, do đó mà hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc ở nang tóc.

- Khi bố mẹ cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh, chỗ tóc mọc lại sau khi cắt chỉ đem lại cảm giác dày hơn.

Tóc trẻ sơ sinh khi để tự nhiên thì sợi tóc nào dài ra trước sẽ rụng trước, đương nhiên tóc mới sẽ mọc trước và sợi nào dài ra sau sẽ rụng sau, tóc mới thay thế cũng sẽ mọc sau. Kết quả, không tạo ra một mái tóc đồng đều, tạo cảm giác khi nhìn vào tóc không được dày.

Trong khi đó, tóc sau khi đã được cắt có độ dài bằng nhau, phần tóc mới mọc dài ra sẽ mọc cùng một thời điểm, tạo cảm giác mái tóc dày hơn hẳn.

- Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, việc tóc em bé sinh ra vàng hay đen, thẳng hay loăn xoăn, dày hay mỏng phụ thuộc phần lớn vào gen di truyền.

- Cắt tóc máu cho trẻ quá sớm khi thóp của bé chưa liền có thể gây bất lợi cho việc giữ ấm thóp hoặc các động tác cắt tóc quá mạnh có thể có thể làm tổn thương da đầu của bé.

Việc tóc em bé sinh ra vàng hay đen, thẳng hay loăn xoăn, dày hay mỏng phụ thuộc phần lớn vào gen di truyền. (Ảnh minh họa)

Mẹo giúp bé sơ sinh nhanh mọc tóc dài, dày và mượt:

- Không cần gội đầu hàng ngày cho bé

Mẹ chỉ cần gội đầu vài lần trong một tuần cho bé là đủ. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, gội đầu hàng ngày là hoàn toàn không cần thiết. Khi gội đầu cho bé nên gội thật nhanh với một chút dầu gội.

- Sử dụng dầu dưỡng tóc tại nhà cho bé

Dầu dưỡng tóc không cần thiết đối với trẻ, nhưng nếu tóc bé quá khô hoặc xơ (do bẩm sinh hoặc do thời tiết), mẹ có thể tự chế một số loại dầu dưỡng tóc tại nhà an toàn cho mái tóc bé mềm mượt hơn:

Cách 1: Nghiền một quả chuối chín với 2 thìa dầu oliu nguyên chất, 1 thìa mật ong, thêm 1 thìa sữa chua. Trộn tất cả lại thành hỗn hợp nhuyễn, mịn và bôi lên tóc bé, nhẹ nhàng dùng đầu ngón tay mát-xa da đầu bé rồi gội sạch lại cho bé với nước.

Cách 2: Nghiền bơ chín cùng dầu dừa và mật ong thành hỗn hợp, bôi lên tóc và mát xa da đầu cho bé nhẹ nhàng, sau đó cũng gội sạch lại với nước.

- Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

Trẻ thiếu ngủ thì cơ thể sẽ mất cân bằng S*nh l*, ảnh hưởng đến việc mọc tóc. Hãy tạo cho bé một môi trường ngủ thật dễ chịu, thoải mái và một nếp ngủ đều đặn, đúng giờ hàng ngày để giúp bé ngủ ngon và sâu hơn.

- Bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi cho trẻ

Trẻ được cung cấp đầy đủ vitamin D và canxi cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng có lợi cho sự mọc tóc, tránh nguy cơ rụng tóc ở trẻ nhỏ. Trẻ từ 0-6 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn là tốt nhất. Từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ nên đưa vào thực đơn ăn dặm của trẻ những thực phẩm giàu canxi và vitamin D như lòng đỏ trứng, phô mai, thịt cá, hải sản,...

- Làm khô tóc bé sau khi gội đúng cách

Sau khi gội đầu cho bé xong, tránh chà xát mái tóc của bé quá mạnh với khăn khô. Nếu muốn sử dụng máy sấy tóc, hãy để máy sấy ở cách xa đầu bé, nhiệt độ vừa phải, tránh gây tổn thương cho da đầu của bé.

Theo La La/Khám Phá

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/khoe-dep/thuc-hu-viec-cat-toc-mau-de-toc-tre-so-sinh-nhanh-day-muot-979997.html)

Tin cùng nội dung

  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Vừa chào đời, bé Nguyễn Hồng Vũ đã mắc chứng ly thượng bì bọng nước bẩm sinh khiến khắp cơ thể lở loét và bị cha mẹ bỏ rơi. Câu chuyện của bé trai tội nghiệp ngay khi được đăng tải đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Cậu bé 12 tuổi vật lộn với bài toán lớp 2 bởi chứng suy tuyến giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY