Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Thực phẩm mùa dịch: Tham khảo những món ăn ngon có thể bảo quản được lâu

Dịch Covid ngày càng diễn biến phức tạp, mẹ làm ngay những món dự trữ dưới đây để gia đình có thể sử dụng được lâu trong mùa dịch.

Dịch Covid ngày càng diễn biến phức tạp, mẹ làm ngay những món dự trữ dưới đây để gia đình sử dụng được lâu trong mùa dịch.

1. Bắp bò ngâm nước mắm

Nguyên liệu:

- 1kg bắp bò hoa

- Giấm ăn

- Nước mắm

- Nguyên liệu tạo hương: quế, hoa hồi, gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế bắp bò: Sau khi làm sạch bắp bò, bạn cho chúng vào nồi nước cùng với 3 chiếc hoa hồi, 1 chút quế và gừng đập dập rồi luộc chín chừng 30 phút. Sau khi bắp bò chín mềm, có mùi thơm, bạn vớt ra đĩa, để ráo nước.

Bước 2: Nấu nước mắm ngâm: Chuẩn bị 1 cái bát, sau đó cho nguyên liệu làm nước mắm ngâm vào, bao gồm: 2 chén nước mắm, 1 chén đường trắng và 1 chén giấm trắng, khuấy đều thành hỗn hợp đồng nhất.

- Đổ vào nồi nhỏ, đun sôi hỗn hợp lên thì tắt bếp, đợi nguội. Trong thời gian này, bạn cho tiêu hột vào rang cho thật thơm, để nguyên hạt, không cần xay.

Bước 3: Khi thịt bò, nước mắm đều đã nguội, bạn cho thịt vào một hũ thủy tinh lớn, sau đó đổ nước mắm lên sao cho ngập mặt thịt là được. Cuối cùng, thêm một ít tỏi thái lát, ớt đỏ và tiêu hạt lên trên rồi lắc đều, đậy kín nắp.

- Bắp bò ngâm mắm khoảng 3-5 ngày là có thể dùng được. Sau 3-5 ngày, bạn có thể vớt thịt bò, bỏ vào túi zip và để trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần, tránh bò ngấm thêm nước mắm sẽ bị mặn.

2. Thịt rang mắm ruốc

Nguyên liệu:

300 gam thịt ba rọi ít mỡ, mắm ruốc loại ngon, sả xay, ớt xay hoặc sate, đường, bột ngọt

Cách làm:

– Thịt bạn đem trần qua nước sôi rồi thài thái thịt thành từng que to hơn đầu đũa và dài 5cm.

– Cho thịt vào chảo chống dính rồi đem lên bếp rang đến khi thịt cháy vàng cạnh và chảy bớt mỡ.

– Đổ thịt ra bát rồi cho sả và ớt vào chảo xào cho dậy mùi rồi lại đổ thịt vào chảo, đảo thật đều. Tiếp theo cho mắm ruốc vào, bạn chỉ cho vừa thôi vì mắm ruốc rất mặn.

– Sau đó, thêm một ít nước và nêm 1 thìa cafe đường vào cho vị mắm dịu đi, đun đến khi nước cạn, thịt săn lại thì tắt bếp. Đợi cho thịt thật nguội rồi cho vào lọ.

3. Nấm hương xào khô

Một món ăn đặc biệt dành cho những bạn thích ăn chay.

Nguyên liệu:

100 gam nấm hương khô, 2 củ hành tím băm nhỏ

Gia vị: Nước tương, hạt nêm, đường, hạt tiêu

Cách làm:

– Nấm hương đem ngâm với nước lạnh tầm 30 phút cho mềm rồi rửa sạch, vắt thật ráo nước.

– Thái nấm thành những sợi mỏng, rải nấm đã thái ra rổ thưa, để ra chỗ quạt cho ráo hẳn nước.

– Bắc chảo lên bếp, đun nóng 2 thìa canh dầu rồi cho hành tím vào phi vàng thơm rồi cho nấm vào đảo đều cho săn lại, nêm vài thìa canh nước tương, 1 thìa cafe hạt nêm, một ít bột ngọt, đảo thật đều. Nêm thử thấy vị mặn – ngọt đậm đà là được. Mặn quá cũng không ngon mà nhạt thì ăn sẽ hao và không để được lâu.

Nấm xào khô hẳn thì tắt bếp, rắc một ít hạt tiêu vào cho thơm. Để thật nguội rồi bỏ lọ.

4. Trứng muối

Nguyên liệu:

- 10 quả trứng vịt

- 1 lít nước

- 300gr muối hạt

- 1 củ gừng, hoa hồi

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch trứng. Tiếp đó bạn dùng một chiếc khăn sạch lau khô các quả trứng.

Bình muối trứng rửa thật sạch, tráng qua một lượt nước sôi để diệt sạch vi khuẩn..

Bước 2: Làm nước muối ngâm. Đổ nước vào nồi + 300gr muối hạt quậy tan hỗn hợp. Nêm thử phải thật mặn sau khi quậy tan thì đun sôi hỗn hợp để nguội và bỏ gừng vào.

Bước 3: Khi bình muối đã sẵn sàng, bạn tiến hành xếp trứng vào bình, chú ý nhẹ tay và xếp khéo léo để trứng không bị vỡ. Sau đó đổ hỗn hợp nước muối vào và bỏ bịch nước chèn lên để nước muối ngập trứng.

Bước 4: Để lọ thuỷ tinh chỗ thoáng mát sau 15 ngày có thể lấy ra chế biến tuỳ thích

Khi tất cả quả trứng đã “chín”, vớt từng quả ra rổ, đập nhẹ, bóc vỏ và rửa dưới vòi nước nhỏ để lấy phần lòng đỏ trứng muối. Dùng một chiếc khăn sạch lau nhẹ lớp nước bên ngoài rồi cất lòng đỏ trứng trong hộp bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.

5. Thịt ba chỉ kho tiêu

Nguyên liệu:

500g thịt ba chỉ (chọn loại dính vào nhau để thái cho liền miếng)

Nước mắm ngon

Đường, bột ngọt, hạt tiêu.

Cách làm:

– Thịt đem chần qua nước sôi cho sạch rồi thái thành miếng mỏng hoặc thái que tùy thích. Ướp thịt với một thìa canh đường, để khoảng 1 tiếng. Cách này giúp cho phần mỡ sau khi kho sẽ trong và để được lâu hơn.

– Chuẩn bị một cái nồi (nếu có nồi đất thì càng tốt), cho 1 thìa canh đường vào nồi đun nóng cho đến khi đường chuyển sang màu cánh gián rồi đổ thêm 4 thìa canh nước vào đun cho đường tan ra thì tắt bếp.

– Tiếp theo, cho thịt vào nồi, tra nước mắm loại thật ngon, 1 thìa cafe bột nêm, 1 thìa cafe hạt tiêu, đảo thật đều cho thịt ngấm gia vị rồi để tiếp thêm 30 phút cho thịt ngấm.

– Bắc nồi thịt lên bếp đun với lửa vừa, bạn canh chừng để thịt không bị cháy, lấy đũa liên tục đảo đều, nếu cảm thấy thịt chưa đủ ngấm bạn cho thêm một ít nước vào đun đến khi nước sắp cạn thì tắt bếp. Độ nóng của nồi sẽ làm cạn phần nước còn lại. Sau cùng, để thật nguội rồi cho vào lọ ăn dần.

6. Tôm khô kho

Nguyên liệu:

2 lạng tôm khô loại ngon, 100 gam thịt ba chỉ, hành tím băm.

Gia vị: Hạt tiêu, nước mắm, đường.

Cách làm:

– Tôm khô ngâm với nước cho mềm hơn rồi rửa lại cho sạch bụi, đổ ra rổ để thật ráo.

– Thịt ba chỉ thái hạt lựu. Cho thịt lên chảo chống dính đem rang cho ra bớt mỡ. Sau đó, cho thịt ra bát.

– Cho hành tím vào chảo phi thơm, hành chuyển sang màu vàng thì cho tôm vào đảo lên cho thật nóng, nêm vào chảo tôm 3 thìa canh nước mắm ngon, 1 thìa canh đường, thêm một ít nước. Đun thật nhỏ lửa để cho gia vị thấm vào tôm (bạn không nên kho kiệt hết vì tôm khô ăn đã khô nếu kho kiệt ăn sẽ bị xác cứng)

– Sau đó, tắt bếp, rắc hạt tiêu vào đảo đều, để nguội rồi cho vào lọ

Tôm mềm, vị mặn ngọt đậm đà có thịt ba chị rang tóp ăn béo ngậy, nước sánh lại màu vàng cánh gián.

7. Nước mắm kho quẹt

Nguyên liệu:

– Mỡ lợn có dính thịt và thịt ba chỉ thái hạt lựu

– Nước mắm thật ngon (một bát con)

– Ớt xay hoặc ớt khô, hạt tiêu, đường, bột ngọt.

– Tôm khô loại ngon rửa sạch, để ráo.

Cách làm:

Cho thịt mỡ và ba chỉ thái hạt lựu vào chảo chống dính rang cho đến khi thịt chín vàng rộm lên, chắt bớt mỡ nước, vớt thịt và tóp mỡ để ra bát riêng. Tiếp tục, cho hành băm vào phi vàng lên.

– Cho nước mắm thật ngon vào nồi đất hoặc gốm (món này không được dùng nồi kim loại nhé). Cho thêm 3 thìa canh đường, 1 thìa cafe hạt tiêu, mỡ nước, bột ngọt, ớt xay và thêm một ít nước vào. Cho lên bếp đun nhỏ lửa, khuất đều tay.

– Đun đến khi nước mắm trong nồi sánh lại thì cho tiếp thịt ba chỉ và tóp mỡ rang, tôm khô vào đảo đều, đun tiếp thêm một lúc cho hơi cô lại thì rắc hành phi vào, tắt bếp. Tuyệt đối không để món này bị cháy, có mùi khê là coi như hỏng.

Món mắn kho quẹt này sệt, không mặn gắt mà đậm đà, thơm béo. Ngoài ra, bạn có thể bằng sả xay hoặc riềng cũng khá hay.

8. Tôm rang muối ớt

Nguyên liệu:

300 gam Tôm tươi, con bằng đầu đũa hoặc to hơn ít, không nên to quá vì vỏ cứng không ngon.

5 quả ớt hiểm

3 thìa cafe muối, 1 thìa caf bột ngọt.

Cách làm:

– tôm cắt râu, đuôi rồi rửa thật sạch để ráo.

– Ớt đem giã với muối.

– Cho 2 thìa canh dầu vào chảo, cho lên bếp đun nóng rồi cho tôm vào đảo đều, cho thêm một ít nước vào đun và cho vào chén muối ớt vừa giã ở trên, trộn thật đều cho tôm ngấm muối. Sau đó, tra thêm một ít bột ngọt.

– Đun lửa nhỏ cho muối ớt thậm đượm vào tôm, nêm lại xem đã đủ độ mặn chưa, phải hơi mặn một chút tôm mới ngon và để được lâu.

Tôm cạn nước thì tắt bếp, để nguội rồi cho vào lọ. Món ăn này để tủ lạnh cả tháng.

Theo Emdep.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo hà tĩnh (https://baohatinh.vn/me-be/thuc-pham-mua-dich-tham-khao-nhung-mon-an-ngon-co-the-bao-quan-duoc-lau/189520.htm)

Tin cùng nội dung

  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY