Nội Thận - Tiết niệu hôm nay

Chuyên khám, điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu (gồm thận - niệu quản - bàng quang - niệu đạo), và các bệnh lý về tuyến tiền liệt ở nam giới theo phương pháp nội khoa. Các bệnh lý phổ biến thuộc khoa Nội Thận - Tiết niệu như: tiểu không tự chủ, ung thư thận, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt,...

Thuốc bổ thận cho nữ loại nào tốt? Giá bán cách dùng

Hồi quy hoàn, Bổ thân cố xung hoàn, Hồi xuân hoàn, Kim quỹ thận khí hoàn… là những loại Thuốc bổ thận cho nữ được dùng phổ biến. Nắm rõ các thông tin về

hồi quy hoàn, bổ thân cố xung hoàn, hồi xuân hoàn, kim quỹ thận khí hoàn… là những loại Thuốc bổ thận cho nữ được dùng phổ biến. nắm rõ các thông tin về thành phần, cách sử dụng của những loại Thuốc này sẽ giúp bệnh nhân dùng cách và an toàn.

I/ Phụ nữ có nên dùng Thuốc bổ thận tráng dương?

Khi nhắc đến các loại Thuốc bổ thận tráng dương, đa phần chúng ta đều nghĩ chúng chỉ được dùng để bổ bổ cho nam giới, nhất là những người mắc các vấn đề về S*nh l* như: liệt dương, di tinh, suy giảm ham muốn T*nh d*c, xuất tinh sớm, không thể xuất tinh, suy giảm về chất lượng hoặc số lượng tinh trùng… tuy nhiên, theo các chuyên gia, suy nghĩ này hoàn toàn không chính xác. bởi những loại Thuốc bổ thận tráng dương nói được dùng cho tất cả các trường hợp mắc bệnh lý về Sinh d*c và sinh sản thuộc thể thận dương hư. có nghĩa rằng khi mắc các vấn đề S*nh l* và sinh sản thì bất kể là nam hay nữ cũng có thể dùng Thuốc bổ thận tráng dương.

Ở nữ giới, khi mắc chứng thận hư họ thường có các triệu chứng tương tự như nam giới, bao gồm: tay chân lạnh, sắc mặt nhợt nhạt, đau mỏi lưng gối, di niệu, tiểu tiện trong, đại tiện lỏng nát, rêu trắng mỏng, lưỡi nhợt , mạch trầm tế… đặc biệt, còn có thể xuất hiện những biểu hiện đặc trưng như: kinh nguyệt nhợt nhạt, loãng và kỳ kinh thường hay kéo dài, âm hộ, khí hư trong và tử cung lạnh, muộn con hoặc vô sinh, lãnh đạm trong chuyện T*nh d*c… lúc này, việc sử dụng các loại Thuốc bổ thận cho nữ là rất cần thiết.

II/ Các loại Thuốc bổ thận cho nữ giới được dùng phổ biến

Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng đã được nêu trên, chị em phụ nữ có thể tham khảo và sử dụng các loại Thuốc bổ thận sau:

Kim quỹ thận khí hoàn

Công dụng của Thuốc kim quỹ thận khí hoàn là ổn bổ thận dương, được dùng trong các trường hợp: lưng gối đau lạnh, thận dương không đủ, đau bụng, tiểu tiện khó hoặc không tự chủ, tiểu nhiều vào ban đêm… ngoài ra nó cũng có tác dụng trong việc điều trị các triệu chứng khác của chứng thận hư như ho đờm, thủy thũng, tiêu khát, đi tả nhiều ngày.

    Thành phần: 8 lạng thục địa, 3 lạng trạch tả, 4 lạng sơn dược, 3 lạng phục linh, 4 lạng sơn thù, 1 lạng quế chi, 3 lạng đan bì, 1 lạng phụ tử.

Hữu quy hoàn

Đây cũng là một loại Thuốc bổ thận cho nữ giới nên dùng. tương tự như bài Thuốc trên, hữu quy hoàn cũng có tác dụng ôn bổ thận dương, bổ sung tinh tiết cho cơ thể. nó được ứng dụng để điều trị: chứng thận dương không đủ, người cao tuổi mắc bệnh lâu ngày sợ chứng khí khiếp thần suy, dương suy, chân tay lạnh, mệnh môn hỏa suy, hoạt tinh, lưng gối đau mỏi.

    Thành phần: 8 lạng thục địa, 3 lạng sơn thù, 4 lạng sơn dược, 4 lạng đỗ trọng, 4 lạng câu kỳ tử, 2 – 6 lạng chế phụ tử, 4 lạng thỏ ty tử, 3 lạng đương quy, 4 lạng cao sừng hươu, 2 – 4 lạng nhục quế.

Hồi xuân hoàn

Hồi xuân hoàn là một loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe được sản xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên, có tác dụng: Lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe và trí nhớ, giúp hoạt huyết dưỡng não, làm giảm thâm nám, giúp da dẻ hồng hào… Rất thích hợp cho những phụ nữ có cơ thể suy nhược, trí nhớ suy giảm và muốn cải thiện làn da.

    Thành phần: Hoa hồng, lộc nhung, hạnh nhân, thục địa, đương quy, đào nhân, hoàng kỳ, nấm đông trùng hạ thảo, tá dược.

Xuân nữ hoàn

Sản phẩm xuân nữ hoàn có tác dụng: Bình can chỉ thống, liễm âm chỉ hãn, dưỡng huyết điều kinh, tiêu sưng viêm, bổ huyết bình can, làm mát dịu. Được dùng để điều trị các chứng nhức đầu, tả lỵ, chân tay đau nhức, tiểu tiện khó, ra mồ hôi trộm, đái tháo đường… Ngoài ra, nó cũng có tác dụng giải nhiệt, dùng để trị cảm mạo do chứng ho gây nên. Tuy nhiên, đối với dạng Thuốc sao tẩm lại có tác dụng thông kinh nguyệt, sao cháy chữa băng huyết, sao vào trị đau bụng kinh, rong kinh… và các vấn đề về huyết khác.

    Thành phần: Hương phụ, bạch thược, thương truật, ích mẫu, xuyên khung, đương quy, sa sâm, huyền hồ sách, cam thảo.

Bổ thận cố xung hoàn

Bổ thận cố xung hoàn là một trong những bài Thuốc bổ thận cho nữ giới mà chúng ta không thể không nhắc đến. tác dụng của nó là bổ thận, tư thận, nhâm, dưỡng can, cố ích mạch xung, bổ huyết, kiện tỳ, ích khí, thận khí bất túc.

    Thành phần: 90g ba kích thiên, 90g câu kỷ tử, 50 trái đại táo (bỏ hạt), 90g bạch truật, 240g thỏ ty tử, 150g thục địa, 90g tục đoạn, 90g lộc giác sương.

Tế sinh thận khí hoàn – Thuốc bổ thận cho nữ giới

Đây cũng là một loại Thuốc bổ thận cho nữ nên sử dụng. tác dụng của tế sinh thận khí hoàn là bổ thận, ôn dương, lợi khiếu, được chỉ định cho các trường hợp: tiểu tiện từng giọt không hết, đi tiểu nhiều lần, nặng thì bí tiểu tiện, sắc trắng nhợt, cơ thể hoặc chân tay lạnh, những người đã mổ chích đeo ống song ở bên sườn… ngoài ra, nó cũng được dùng để phòng và điều trị bệnh u xơ tuyến tiền liệt.

    Thành phần: 24g thục địa, 8g đan bì, 12g hoài sơn, 8g trạch tả, 4g nhục quế, 8g sơn thù, 4g phụ tử, 10g can địa hoàng, 12g bạch linh

Ngoài những loại Thuốc bổ thận cho nữ có nguồn gốc thảo dược, bệnh nhân cũng có thể dùng các loại Thuốc có nguồn gốc động vật. dưới đây là một số bài Thuốc có thể tham khảo thêm:

    Bài Thuốc 1: Lấy nhung hươu sấy khô, tán thành bột mịn. Dùng loại bột này để uống hàng ngày với liều lượng 0,5 – 1g là được.

Thông tin thêm: Thận âm hư và thận dương hư là gì? Cách cải thiện

III/ Vài điều cần lưu ý khi dùng Thuốc bổ thận cho nữ giới

Tương tự như nam giới, việc sử dụng các loại Thuốc bổ thận tráng dương cho nữ giới cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ. do đó, hãy trao đổi thật kỹ với các bác sĩ hoặc chuyên gia để được hướng dẫn sử dụng. các chị em không nên tự ý mua về dùng để tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn. thêm vào đó, để các triệu chứng đang mắc phải nhanh được chữa khỏi, hãy chú ý thêm một số vấn đề sau đây:

    Dùng Thuốc đúng liều lượng và thời gian đã được chỉ định. Không tự ý mua Thuốc về để uống.

Trên đây là những loại Thuốc bổ thận cho nữ giới được dùng phổ biến và những điều cần lưu ý khi sử dụng. để nắm được rõ các thông tin về cách dùng, thành phần hoặc giá bán Thuốc bổ thận cho nữ, hãy liên hệ với các dược sĩ hoặc bác sĩ có chuyên môn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/thuoc-bo-than-cho-nu)

Tin cùng nội dung

  • Trong quá trình mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ tăng cao, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và cho sức khỏe người mẹ. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng trong suốt thời kỳ mang thai là hết sức quan trọng
  • Bong bóng cá còn gọi là phiêu giao, hoa giao, là bong bóng lấy từ trong ruột cá ra phơi khô. Món ăn này được cho là một trong “bát trân” (8 món ăn quý) có công hiệu bổ âm,
  • Theo Đông y, quả sim có vị ngọt, chát, tính bình có tác dụng hành huyết, chỉ huyết, bổ huyết, hoạt lạc.
  • Người già yếu thuộc phạm trù chứng “hư lao” của y học cổ truyền. Chứng “hư lao” thì lấy nguyên khí hao tổn làm đặc trưng và có liên quan chặt chẽ đến “tiên thiên”[1]mạnh hay yếu và nhất là “hậu thiên”[2] có được đầy đủ hay không. Để chữa chứng hư lao thì phải dùng phép bổ.
  • Bị suy giáp uống thêm loại Thuốc bổ gan liệu có phải là một sự kết hợp hoàn hảo?
  • Trong quan hệ T*nh d*c, đôi khi có những trục trặc mà ta không biết cách nào giải quyết.
  • Không ít người vì chưa hiểu rõ thế nào là Thuốc bổ thận tráng dương của YHCT nên hễ cứ nghe thấy “bổ dương” là uống lấy uống để chẳng cần đến các thầy Thuốc đông y bắt mạch.
  • Con trai tôi học lớp 3 bị tự kỷ - aspagor hang động - đang khám và điều trị ngoại trú theo đơn bác sĩ.
  • Ngũ vị tử còn gọi là ngũ mai tử, huyền cập, là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngũ vị (Schisandra sinensis Baill.), thuộc họ ngũ vị tử (Schisandraceae). Ngoài ra còn có nam ngũ vị tử là quả của cây nắm cơm (Kadsura japonica L.), cùng thuộc họ ngũ vị tử.
  • Hạt mè thường dùng chữa các chứng: tóc bạc sớm, suy nhược sau cơn bệnh, táo bón, ho khan, thiếu sữa sau khi sinh, ung nhọt, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY