Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Thuốc nào điều trị đau dây thần kinh số V?

Tôi 57 tuổi, bị đau vùng má dưới, môi và hàm. Đau mỗi ngày từng cơn, và ngày càng đau nhiều hơn.
Tôi 57 tuổi, bị đau vùng má dưới, môi và hàm. Đau mỗi ngày từng cơn, và ngày càng đau nhiều hơn. Tôi đi khám và được chẩn đoán là bị đau dây thần kinh số v vô căn và cho Thuốc điều trị nhưng bệnh chỉ giảm một thời gian rồi đau trở lại. Tôi ăn uống khó, nói khó vì đau, nên mọi sinh hoạt trong cuộc sống trở nên rất mệt mỏi. Tôi xin hỏi có Thuốc hay biện pháp gì chữa khỏi được bệnh này không? Tôi xin cảm ơn!

Lê Việt Hùng (Hà Nội)

Đau dây V vô căn là một bệnh lý hay gặp, biểu hiện bằng những cơn đau kiểu rát bỏng hoặc luồng điện ở mặt xen kẽ những thời điểm không đau. Một ngày có thể có nhiều cơn, mỗi cơn kéo dài vài giây đến vài phút, trong cơn bệnh nhân rất đau, thậm chí phải ngừng tất cả mọi công việc. Càng ngày cơn đau càng mau hơn và tăng về cường độ. Cơn đau có thể xuất hiện tự nhiên hoặc khi nói, nhai, hoặc khi kích thích vào một điểm (da, niêm mạc miệng). Ngoài cơn đau, bệnh nhân hoàn toàn bình thường, không có cảm giác tê bì hay kiến bò vùng đau, không có các tổn thương khác kèm theo.

Do không tìm được nguyên nhân nên người ta gọi là “vô căn”, việc điều trị bằng nội khoa cũng chỉ nhằm đạt được mục đích giảm đau, giảm các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân chứ chưa có loại Thuốc hữu hiệu điều trị khỏi hẳn bệnh này.

Carbamazepine là Thuốc hiệu quả tốt trong đa số các trường hợp bị đau dây thần kinh số v. Thuốc được chỉ định từ liều nhỏ rồi tăng dần liều cho tới liều hiệu quả, tuy nhiên không được dùng quá 1.400mg/ngày; duy trì ở liều đó trong vài tháng rồi giảm dần và ngừng Thuốc nếu không có cơn tái phát. Tuy là loại Thuốc khá hiệu quả, nhưng cũng có những tác dụng không mong muốn như: chóng mặt, buồn nôn lúc bắt đầu điều trị; hội chứng tiền đình tiểu não hoặc lú lẫn do quá liều; giảm nhẹ bạch cầu trung tính; rối loạn dẫn truyền tim; nhiễm độc da, viêm gan, thiểu sản tuỷ xương. Trong quá trình điều trị, cần theo dõi thường xuyên công thức máu và chức năng gan (vào ngày thứ 7, ngày thứ 15, ngày thứ 30 và sau đó 1 tháng một lần). Ngừng Thuốc ngay lập tức trong trường hợp mụn nước ngoài da, viêm gan hoặc những biểu hiện thay đổi công thức máu nặng. Với bệnh nhân có nhịp tim chậm thì không được dùng Thuốc này.

Nếu điều trị bằng carbamazepine không hiệu quả, có thể dùng một trong các loại Thuốc sau: phenytoine, Thuốc có tác dụng phụ là: buồn ngủ; hội chứng tiền đình tiểu não do quá liều (đi loạng choạng, chóng mặt); ngộ độc da, viêm gan, do đó cần theo dõi thường xuyên chức năng gan và cần ngừng Thuốc ngay lập tức trong trường hợp xuất hiện mụn mủ ngoài da hoặc viêm gan; clonazepam cótác dụng không mong muốn là ngủ gà, giảm trí nhớ (người già). Chống chỉ định trong trường hợp mẫn cảm với Thuốc; gabapentin, tác dụng không mong muốn: ngủ gà, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi loạng choạng, run. Chống chỉ định trong trường hợp có thai hoặc cho con bú, dị ứng với thành phần của Thuốc; amitriptyline, tác dụng phụ: hạ huyết áp tư thế, ngủ gà, lú lẫn, khô miệng, run, táo bón, bí đái, tăng cân. Chống chỉ định: glocom góc đóng, u tuyến tiền liệt, loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, động kinh, có thai. Hoặc phối hợp carbamazepine và baclofen (Lioresal). Kết hợp điều trị nội khoa và châm cứu cũng có thể mang lại hiệu quả cao.

Trong trường hợp điều trị nội khoa thất bại, ở một số trường hợp cần can thiệp phẫu thuật. Có nhiều kỹ thuật được áp dụng và đặc biệt là kỹ thuật “đông nhiệt” hạch Gasser. Đây là phương pháp cắt chọn lọc những sợi thần kinh sau hạch Gasser nhằm làm giảm triệu chứng đau. Hoặc nếu có dấu hiệu chèn ép dây thần kinh số V thì phẫu thuật giải phóng chèn ép.

Trên đây là một số loại Thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh đau dây thần kinh số v và vài biện pháp ngoại khoa có thể mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, để dùng Thuốc gì hay biện pháp ngoại khoa nào mang lại hiệu quả cao nhất, bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa thần kinh uy tín để được khám và tư vấn điều trị.

BS. Hải Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuoc-nao-dieu-tri-dau-day-than-kinh-so-v-13239.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY