Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Thuốc Dinh dưỡng Dinh dưỡng trong điều trị ung thư đầu cổ và thực quản

(MangYTe) - Nói đến ung thư vùng đầu cổ là nói đến những khối u ác tính ở vùng đầu và cổ, bao gồm miệng, mũi, họng, thanh quản và các xoang.

Biểu hiện thường gặp của ung thư đầu cổ và ung thư thực quản là những vết loét khó liền, nuốt khó và nổi hạch vùng cổ.

Ung thư vùng đầu cổ có thể chữa khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể đạt trên 90%, nhưng nếu ở giai đoạn tiến triển thì tiên lượng rất xấu. ở việt nam, ung thư đầu cổ đứng hàng thứ 3 và ung thư thực quản đứng hàng thứ 5 trong số các loại ung thư thường gặp. ung thư vùng đầu cổ và thực quản đặc biệt có ảnh hưởng không nhỏ tới dinh dưỡng của người bệnh. các vấn đề về dinh dưỡng thường gặp ở người bệnh ung thư vùng đầu cổ và thực quản.

Sụt cân và suy dinh dưỡng: Sụt cân không chỉ ảnh hưởng tới tiên lượng bệnh mà còn liên quan tới giảm hoạt động chức năng và giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới liệu trình điều trị. Sụt cân trong khi xạ trị vùng đầu cổ có thể làm mất tính an toàn và hiệu quả của liệu pháp này. Trong hóa trị, sụt cân còn cản trở người bệnh không nhận được liều điều trị tối ưu.
Viêm tuyến nhày, cứng hàm, khô miệng, xơ hóa thanh quản dẫn tới thay đổi mùi vị, giảm thèm ăn. Với bệnh nhân ung thư thực quản, các biểu hiện thường gồm viêm tuyến nhày, đau thực quản và nuốt khó, trong đó nuốt khó gặp phải trên 90% bệnh nhân ung thư thực quản khiến biểu hiện này trở nên đặc hiệu ở nhóm bệnh nhân này.

Sưng, đau, nhai khó, nuốt nghẹn tiềm ẩn nguy cơ thiếu hụt khẩu phần. giảm hứng thú ăn uống cũng là một vấn đề ở bệnh nhân ung thư đầu cổ và thực quản. bệnh nhân nuốt khó sau điều trị liên quan tới giảm rõ rệt chất lượng cuộc sống và tăng lo âu, hồi hộp cho người bệnh. do đó bệnh nhân ung thư thực quản và dạ dày nên được hỗ trợ về tiết chế và chức năng ngôn ngữ trong vài tháng sau khi kết thúc điều trị và họ cũng không thể quay lại được chế độ ăn bình thường mà không cần bổ sung dinh dưỡng.

Tiêu chảy, buồn nôn và nôn: tiêu chảy, nôn và buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp do một số loại hóa chất gây nên. nếu không kiểm soát tốt, tiêu chảy có thể gây mất dịch, điện giải, suy dinh dưỡng và kéo dài thời gian nằm viện. tuyến nhày đường ruột và quá trình tiêu hóa thực phẩm cũng bị ảnh hưởng, do đó ảnh hưởng tới sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở các mức độ khác nhau, làm giảm chuyển hóa năng lượng, protein và vitamin.

Một số lời khuyên dinh dưỡng: Duy trì cân nặng khỏe mạnh, cung cấp chế độ ăn giàu năng lượng và protein mỗi ngày; ăn đa dạng các loại thực phẩm. Thay vì sử dụng các thực phẩm thông thường gây khó nhai, nuốt nghẹn có thể chế biến các thực phẩm dưới dạng lỏng, nhuyễn mịn như súp, sữa, sinh tố, nước ép hoa quả tươi.

Bệnh nhân cũng nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày có thể từ 6 - 8 bữa thay vì ăn 3 bữa chính để cung cấp được nhiều năng lượng hơn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/thuocdinh-duong-dinh-duong-trong-dieu-tri-ung-thu-dau-co-va-thuc-quan-362885.html)

Tin cùng nội dung

  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY