Dữ liệu từ hơn 6.000 tình nguyện viên trưởng thành cho thấy người đã tiêm hai liều vaccine có nguy cơ gặp di chứng thấp hơn 41%. Nhìn chung, chỉ 9,5% trong số người đã tiêm chủng bị Covid-19 kéo dài, thấp hơn so với 14,6% ở nhóm chưa tiêm chủng.
Di chứng Covid, được y khoa thế giới gọi là "Hội chứng Covid kéo dài", hoặc "Hội chứng hậu Covid" - là tình trạng bệnh nhân đã khỏi Covid-19 cấp tính nhưng các triệu chứng vẫn kéo dài trên 4 tuần kể từ lúc khởi phát nhiễm trùng. Các triệu chứng này có thể đã có từ đợt bệnh cấp hoặc xuất hiện sau khi hồi phục.
Tất cả bệnh nhân covid-19 cấp tính đều có thể mắc hội chứng hậu covid, bao gồm người không triệu chứng tới bệnh nhân rất nặng phải điều trị trong đơn vị chăm sóc tích cực (icu). một nghiên cứu của anh về hội chứng covid-19 kéo dài đăng trên tạp chí lancet đã ghi nhận hơn 200 di chứng khác nhau như khó thở, tim mạch, rối loạn tâm thần, rụng tóc, mất ngủ, mất mùi vị, đau xương khớp, viêm da...
Tiến sĩ david strain, giảng viên cao cấp lâm sàng tại trường y đại học exeter, cho biết các phát hiện của ons tương đồng với nghiên cứu tuần này của hiệp hội y khoa anh về covid-19 kéo dài. nghiên cứu cho thấy người gặp di chứng thường có mức kháng thể thấp.
"chúng tôi hiểu rằng vaccine kích hoạt phản ứng miễn dịch. nếu bạn nhiễm bệnh khi trong cơ thể có nồng độ globulin cao hơn, khả năng bị covid-19 kéo dài thấp hơn", ông strain nói thêm.
Một hạn chế của nghiên cứu là thời gian tiêm chủng. Người đã tiêm hai mũi vaccine được lấy mẫu muộn hơn trung bình 230 ngày so với người chưa tiêm chủng. Vì vậy, họ có thể nhiễm các biến chủng khác nhau, ảnh hưởng đến kết quả.
Nghiên cứu cũng chỉ mang tính chất quan sát. Hai nhóm tình nguyện viên tương đồng về độ tuổi và các điều kiện kinh tế xã hội. Song một số yếu tố khác không giống nhau.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 tại Israel. Ảnh: NY Times
Theo ước tính của các chuyên gia, anh có khoảng 2,6 triệu ca dương tính kể từ ngày 15/1 đến ngày 22/1, tức là cứ 20 người thì một người nhiễm virus. mức độ lây nhiễm giảm ở hầu hết các nhóm tuổi, song tăng lên ở trẻ em. tỷ lệ dương tính ở trẻ từ hai đến 11 tuổi tăng gần 12%.
Nhiều chuyên gia kêu gọi tiêm chủng cho trẻ vị thành niên, mở rộng chương trình vaccine cho người từ 5 tuổi trở lên. Số khác cho rằng Covid-19 là bệnh nhẹ, nên tập trung phòng ngừa cho những cao tuổi, có bệnh nền.