Khoa học hôm nay

Tìm hiểu về loài bướm chuyên uống nước mắt rùa

Hàng loạt con bướm sặc sỡ tập nập bay quanh đầu của những chú rùa để cố gắng chớp lấy từng ngụm nước mắt của loài bò sát.

Cảnh tượng lạ lùng xảy ra vì các con bướm julia màu cam và bướm sulphur màu vàng rất cần đặc tính dinh dưỡng của muối.

Do ở cách khá xa bất kỳ nguồn muối khoáng nào trong khu rừng rậm amazon, nên các con bướm đã tìm cách tận dụng thứ nước mắt giàu muối của những con rùa.

Toàn bộ cảnh tượng đàn bướm chớp từng ngụm nước mắt rùa đã lọt vào ống kính của nhiếp ảnh gia du lịch jeff cremer và nhà sinh vật học phil torres tại peru.

Bướm julia và bướm sulphur đang bay quanh đầu của những con rùa để... uống nước mắt

Trong chùm ảnh của hai nhà thám hiểm, các con rùa nước ngọt bắc mỹ đang nằm phơi nắng để thu thập nhiệt và năng lượng cho cả ngày, trong khi lũ bướm bay rợp quanh đầu.

Chuyên gia torres lý giải, càng ở cách xa đại tây dương, lượng muối sẵn có trong tự nhiên càng giảm xuống do natri trong nước mưa cũng ít hơn. vì vậy, ở vùng rừng phía tây amazon, cách xa đại tây dương tới 1.600km, những côn trùng như bướm hay ong thường phải bổ sung muối khoáng bằng cách uống nước mắt của rùa hoặc cá sấu.

Theo anh torres, thực ra, đó không phải là những giọt nước mắt, mà chính là lượng nước muối thừa được thải ra ngoài qua một tuyến ở khoé mắt của rùa hoặc cá sấu.

Do những con rùa thường chậm chạp và nằm yên bất động, nên chúng dễ dàng trở thành mục tiêu “đeo bám” của các con côn trùng “thèm khát” lượng muối thải ra từ nước mắt của chúng.

Điều đáng ngạc nhiên là, các con rùa dường như không thấy khó chịu khi bị quấy rầy và rõ ràng rất kiên nhẫn với sự tiếp cận nhẹ nhàng của lũ bướm. tuy nhiên, loài bò sát này không điềm tĩnh như vậy khi các con ong cũng tìm tới uống nước mắt của chúng.

Khi lũ ong tới gần, các con rùa sẽ lúc lắc cái đầu của chúng nhằm xua đuổi những kẻ làm phiền “không mời mà đến”.

Một số chuyên gia tin rằng, các côn trùng như bướm và ong sẽ làm sạch mắt rùa để đổi lấy việc uống nước mắt. dẫu vậy, hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học xác thực nhận định này.

1

Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/can-canh-loai-buom-uong-nuoc-mat-rua-146372.html

Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/tim-hieu-ve-loai-buom-chuyen-uong-nuoc-mat-rua/20210219085234449)

Chủ đề liên quan:

bướm động vật loài bướm

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY