Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Tim mong manh trong ngực lực sĩ

Đang đứng một mình, không va chạm bất kỳ ai, cầu thủ 23 tuổi này đột ngột đổ gục trước sự bàng hoàng của cả sân vận động…

Tháng 3 vừa qua, chỉ trong vòng chưa đầy mười ngày, báo chí liên tục đưa tin năm trường hợp vận động viên bị đột quỵ và đột tử khi đang thi đấu. Sau trường hợp Fabrice Muamba đột quỵ và may mắn thoát ch*t, giới bóng đá chứng kiến thêm hai cầu thủ bị đột tử là Liam Kelly của đội Kilmarnock ở giải vô địch quốc gia Scotland vào ngày 18/3, và ít ngày sau là trường hợp Venkatesh của đội Bangalore Mars Club đột tử sau ba phút thi đấu.

Chưa hết sốc vì những vụ đột tử ở môn bóng đá, ngày 24.3, giới thể thao lại chứng kiến ngôi sao bóng chuyền người Ý Vigor Bovolenta đột tử trên sân. Một ngày sau đó, tại Việt Nam, tuyển thủ Diệp Phước Lộc (27 tuổi) của đội bóng rổ Sóc Trăng bị đột tử khi chuẩn bị vào thay đồng đội. Trước đó, đã có nhiều vận động viên nổi tiếng bị đột tử khi thi đấu như Flo Hyman (Mỹ), Antonio Puerta (Tây Ban Nha), Marc Vivien Foe (Cameron), Umit Ozat (Thổ Nhĩ Kỳ), Miklos Feher (Hungary), Hugo Cunha (Bồ Đào Nha)… Những cầu thủ như Miguel Garcia (Tây Ban Nha), Ruben de la Red (Tây Ban Nha)… may mắn sống sót sau cơn đột quỵ nhưng sau đó phải từ bỏ việc thi đấu đỉnh cao. Tại Việt Nam, cũng có trường hợp vận động viên xe đạp Đỗ Văn Tâm đột tử khi gần tới đích tại giải đua năm 2003, trường hợp tuyển thủ rowing Vũ Đăng Tuấn bị nhịp tim chậm nên phải chia tay đường đua…

Ít người nghĩ rằng việc đột tử có thể xảy ra ở vận động viên, những người được xem là đủ chuẩn về sức khoẻ do thường xuyên tuân thủ những chế độ luyện tập và ăn uống điều độ. Tuy hiếm gặp (theo một thống kê, tại Mỹ, số trường hợp đột tử khi chơi thể thao là khoảng 300 trường hợp mỗi năm trong số 10 – 15 triệu người Mỹ tập luyện thể thao), nhưng đây là vấn đề cần được nghiêm túc quan tâm để có biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế những sự cố đáng tiếc.

Nguyên nhân chủ yếu: bệnh lý tim mạch

Nguyên nhân chủ yếu gây đột tử ở vận động viên là bệnh lý tim mạch, chiếm trên 80% (nguyên nhân ngoài tim có thể là suyễn, sốc nóng…), trong đó thường gặp nhất là bệnh cơ tim phì đại, chiếm gần 50% (như trường hợp cầu thủ Marc Vivien Foe tại cúp Liên lục địa 2003), kế đến là bất thường động mạch vành. Những nguyên nhân tim mạch khác gây đột tử có thể là: chấn thương ngực trong khi thi đấu gây rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, vỡ phình động mạch chủ ở người mắc hội chứng Marfan (như trường hợp tuyển thủ bóng chuyền Flo Hyman), rối loạn nhịp tim di truyền, hẹp van động mạch chủ, bệnh cơ tim giãn nở… Bệnh lý tim mạch hoặc/và tình trạng rối loạn nhịp tim khiến trái tim vận động viên trở nên hết sức “mong manh” và việc gắng sức khi thi đấu (làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, tăng co bóp cơ tim, tăng nhu cầu oxy của cơ tim…) trở thành gánh nặng cho tim. Một khi tim không thể chịu đựng được sự quá tải (thường do vận động viên gắng sức nhiều, hiếm hơn là do vận động ở mức nhẹ, trung bình) và ngưng đập sẽ đưa đến tình trạng đột quỵ hay đột tử. Lý tưởng nhất là trước khi chơi một môn thể thao đòi hỏi cường độ gắng sức cao và kéo dài, cần được kiểm tra bằng hệ thống máy móc chuyên biệt, xác định các thông số tim mạch từ trạng thái nghỉ đến vận động gắng sức tối đa và sau khi vận động. Nếu không thì ít nhất vận động viên phải được thăm khám và làm xét nghiệm đo điện tâm đồ 12 chuyển đạo, siêu âm tim. Có thể phát hiện vận động viên mắc bệnh tim mạch nếu thấy một số dấu hiệu như tiếng âm thổi bất thường, mạch đập không đều, trị số huyết áp khác biệt khi đo ở tay, chân hoặc khi thay đổi tư thế, có biểu hiện của hội chứng Marfan… Điện tâm đồ và siêu âm tim là hai xét nghiệm đơn giản nhưng cung cấp nhiều thông tin hữu ích, giúp chẩn đoán được nhiều bất thường tim mạch. Nếu cần, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm khác như đo điện tâm đồ nhật ký, làm nghiệm pháp bàn nghiêng, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp điện toán…

Nhận biết để phòng ngừa

Vận động viên cần nhận thức nghiêm túc về vấn đề đột tử trong thể thao và có kiến thức về các bất thường để có thái độ thích hợp. những vận động viên có người thân đột tử do nguyên nhân tim mạch, hoặc ch*t không rõ nguyên nhân khi còn trẻ, hoặc mắc bệnh tim di truyền… nên được tầm soát về tim mạch. có một số ít dị tật tiềm tàng, không dễ phát hiện bằng các kỹ thuật thông thường tại một thời điểm, nên trong luyện tập, thi đấu, nếu thấy triệu chứng khác thường như mệt mỏi, khó thở, đau ngực, ngất… vận động viên cần nhờ bác sĩ kiểm tra.

Một khi được xác định có vấn đề tim mạch, vận động viên cần được chẩn đoán rõ ràng, điều trị thích hợp và có sự tư vấn của bác sĩ về việc thi đấu. những người có các bệnh lý sau không nên tham gia các môn thể thao vận động mạnh, có tính đối kháng (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, điền kinh…): bệnh cơ tim phì đại (ngay cả khi đang được điều trị), bất thường động mạch vành, viêm cơ tim (việc đánh giá lại sau sáu tháng điều trị khỏi tình trạng nhiễm trùng sẽ quyết định người bệnh có thể chơi thể thao không), hội chứng marfan, rối loạn nhịp tim di truyền. vận động viên có bệnh ở thể nhẹ có thể chơi các môn thể thao không đòi hỏi gắng sức nhiều và liên tục (cờ vua, gôn, bóng gỗ, bida…)

AloBacsi.vn Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tim-mong-manh-trong-nguc-luc-si-n32602.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Chào bác sĩ, Cháu bị lệch sống mũi do va chạm cách đây 4 năm. Hiện cháu không tự tin khi giao tiếp vì chiếc mũi bị lệch 1 bên. Cháu muốn chỉnh mũi lại nhưng không biết nhiều thông tin về lệch sống mũi, phương pháp chữa lệch sống mũi nào giúp lành và tự nhiên nhất, nên khám chữa tại bệnh viện nào và giá cả là bao nhiêu? Mong nhận được hồi âm sớm từ BS. Cháu cám ơn BS nhiều! (Hùng Lê - hungle...@gmail.com)
  • Bác sĩ cho em hỏi khám ngực ở bệnh viện nào uy tín vậy ạ? (Thanh Tuyền – TPHCM)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY