Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Tổn thương dây thần kinh số 6, phải “làm chuyện ấy” mới hết bệnh, Mangyte?

Mangyte ơi, bạn em bị tổn thương dây thần kinh số 6, điều trị bằng Thu*c không đỡ. BS bảo cần “quan hệ” thì mới giải phóng được Thu*c và khỏi bệnh...

Cháu chào bác sĩ,Em có người bạn bị tổn thương dây thần kinh số 6 (do bị người khác không may va chạm phải). Bạn ấy có điều trị bằng Thu*c, nhưng không đỡ.

Sau khi tiêm Thu*c, BS có nói là Thu*c vào người bạn ấy không giải phóng được, nên bạn ấy thường đau buốt ở đầu, lưng và sau gáy. Thỉnh thoảng bạn ấy ngủ thiếp đi không biết gì nữa.Em có hỏi lại bác sĩ tiêm Thu*c, họ nói bạn ấy giờ bệnh nặng rồi, cần “quan hệ” thì mới giải phóng được Thu*c và bạn ấy mới khỏi được bệnh.

Bác sĩ cho em hỏi, có phương pháp nào để điều trị bệnh này không, nếu “quan hệ” mà khỏi bệnh thì cháu cũng khó tin, bởi vì bạn ấy cũng chưa có vợ. Vậy cháu làm sao có thể giúp được bạn ấy? Cháu cám ơn bác nhiều!

(Nga Nguyen - nguyennga…@gmail.com)

Chào em,

Bệnh của bạn em không liên quan gì đến việc quan hệ tìnhdục. Không rõ bạn em đang điều trị ở đâu? Việc em có thể làm là đưa bạn đếnbệnh viện có chuyên khoa Nội thần kinh để bác sĩ có phương pháp điều trị đúngđắn, em nhé.

Thân mến,

Hỏi lần 2:

Cháu chào bác sĩ,

Cám ơn bác đã quan tâm và trả lời câu hỏi của cháu. Hiệntại bạn của cháu không điều trị ở đâu cả, chỉ mỗi lần bạn ấy đau đầu là lênbệnh viện đi tiêm Thu*c, tiêm xong bạn ấy đi về và vẫn làm việc bình thường.Buổi tối bạn ấy thường đau đầu và sốt. Cả cháu và bạn cháu đều không rõ làThu*c gì.

Bác sĩ luôn khuyên rằng, bạn ấy nên cưới vợ càng sớm càng tốt, thì cóthể chữa khỏi được bệnh này (vì khi có vợ ở bên, việc quan hệ sẽ dễ dàng và bạnấy cũng thoải mái tâm lý dẫn đến bệnh sẽ khỏi), nếu không cưới bạn ấy chỉ cóthể sống được từ 15-40 ngày nữa. Bác có thể cho cháu địa chỉ của một số nơiđiều trị về bệnh này không? Cháu cám ơn bác nhiều và mong sớm nhận được thôngtin phải hồi từ bác.

Chào em,

Theo em mô tả thì bệnh của bạn em là rất nặng, chỉ có thểsống trong ít ngày nữa, nhưng bệnh viện chỉ tiêm Thu*c, và bạn em có thể về làmviệc bình thường? Triệu chứng của bạn em cũng không phù hợp với chẩn đoán" số 6". Hơn nữa, cách điều trị bằng quan hệT*nh d*c lại càng không liên quan đến bệnh. Có rất nhiều cách để thoải mái tâmlý, chứ không cần phải "quan hệ".

Bạn em cần được đến bệnh viện có uy tín để được khám, điềutrị và tư vấn đúng đắn. AloBacsi không rõ bạn em sống ở đâu? Nếu ở miền Bắc thìcó thể đến bệnh viện Bạch Mai, ở miền Nam thì đến bệnh viện Chợ Rẫy. Địachỉ 2 nơi này:

- Bệnh viện Bạch Mai: 78Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

ĐT: 04 3868 6074

- Bệnh viện Chợ Rẫy: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, TP.Hồ Chí Minh

ĐT: 08 38554138

Thân mến,

Hỏi lần 3:

Cháuchào bác sĩ,

Cámơn bác đã luôn quan tâm và trả lời những câu hỏi của cháu. Cháu định hỏi BS đãtiêm cho bạn cháu, nhưng sợ BS ấy tự ái nên không dám hỏi. Bác có thể cho cháubiết, triệu trứng của người bị số 6 là gì không ạ?

Hômnay, bạn cháu lại đi tiêm Thu*c, về người rất mệt, nằm cả ngày. Cháu có hỏi rõvề loại Thu*c bạn cháu tiêm, nhưng chị bác sĩ không cho biết. Chị chỉ bảo làphương pháp điều trị mà chị đưa ra đã được giao sư bên Đức cho là đúng và giờem và bạn em chỉ cần làm theo là bạn em sẽ khỏi bệnh (phương pháp đó là: bạn emcần cưới vợ càng sớm càng tốt, và quan hệ càng nhiều càng tốt).

Theobác, những triệu chứng mà bạn cháu đang gặp phải là hiện tượng của bệnh gì ạ?Cần làm gì để bạn cháu thoải mái tâm lý? Cháu mong nhận được phản hồi từ bác,cháu cám ơn bác rất nhiều.

Chào em,

Em có thể tham khảo một số triệu chứng của tổn thương dâythần kinh số 6:

>> Em bị liệt dây thần kinh số VI thì có khả năng hồi phụckhông?

>> Bị lác mắt do liệt dây thần kinh số VI, chữa thế nào?

Để thoải mái tâm lý, bạn em có thể trò chuyện, chia sẻ vớingười thân, bạn bè, tập thể dục (vừa sức), làm các việc mà bạn thích,... Chínhbạn em và người thân là những người biết rõ cần làm gì để bạn thoải mái.AloBacsi không thể chẩn đoán bệnh mà không thăm khám, mong em thông cảm.

Thân mến,

BS Bùi Diễm Khuê - AloBacsi.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/ton-thuong-day-than-kinh-so-6-phai-lam-chuyen-ay-moi-het-benh-alobacsi-n146525.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Tai mũi họng có liên quan chặt chẽ với nhau, thường mắc phải các bệnh ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là viêm xoang, không chỉ ảnh hưởng vùng xoang mà còn gây ra đau đầu
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Hầu hết các loại đau đầu thường nhẹ, và bạn có thể điều trị bằng Thu*c giảm đau. Tuy nhiên một số đau đầu báo hiệu một vấn đề bệnh lý nguy hiểm hoặc nghiêm trọng. Đừng bỏ qua đau đầu không giải thích được hoặc đau đầu tiến triển nặng dần theo thời gian.
  • Khi bạn tiếp xúc với thời tiết quá lạnh, da và các mô bên dưới có thể bị tê cứng, dẫn đến những tổn thương do lạnh. Tay, chân, mũi và tai là những vùng dễ bị tổn thương do lạnh nhất.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Một mối quan hệ không thể thiếu yếu tố T*nh d*c, trên thực tế nó cũng quan trọng không kém sự tin tưởng hay giao tiếp giữa hai người.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY