Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Tổng hợp dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về dạ dày dù bạn ở bất kì độ tuổi nào cũng không nên bỏ qua

Ngay cả khi bạn không chắc đây có phải là vấn đề nghiêm trọng hay không, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Đối với hầu hết mọi người, chuyện dạ dày gặp vấn đề không phải là xa lạ. hầu hết các vấn đề thường sẽ tự biến mất sau một thời gian. tuy nhiên, đôi khi những triệu chứng liên quan đến đường ruột có thể là dấu hiệu cảnh báo một điều gì đó nghiêm trọng.

Theo christine lee, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại viện mayo clinic: “tôi đã từng chứng kiến nhiều trường hợp không tìm đến sự trợ giúp từ y tế kịp thời và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn”. dưới đây là tổng hợp những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về dạ dày bạn không nên bỏ qua.

6 dấu hiệu cảnh báo dạ dày gặp vấn đề không nên bỏ qua:

- Tiêu chảy liên tục.

- Có máu trong phân.

- Đau bụng bất thường.

- Đau đột ngột dưới rốn.

- Khó nuốt.

- Sụt cân không rõ nguyên nhân.

1. Tiêu chảy liên tục là dấu hiệu rõ nhất cảnh báo dạ dày gặp vấn đề

Tổng hợp những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về dạ dày bạn không nên bỏ qua - Ảnh 1.

Tiêu chảy kéo dài hơn 2-4 tuần được coi là mãn tính.

Brennan Spiegel, bác sĩ kiêm giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe Cedars-Sinai ở Los Angeles cho biết, tiêu chảy kéo dài trong vài ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe như hội chứng ruột kích thích.

Ở người khỏe mạnh, tình trạng này có thể gây phiền toái không nhỏ hoặc trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đối với những người sở hữu hệ thống miễn dịch kém, đây là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tiêu chảy do nhiễm trùng gây ra thường được giải quyết bằng Thu*c kháng sinh trong khi với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ thậm chí có thể yêu cầu người bệnh phải phẫu thuật.

2. Có máu trong phân

Tổng hợp những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về dạ dày bạn không nên bỏ qua - Ảnh 2.

Dù không phải là một vấn đề nguy hiểm đến tính mạng, hiện tượng này cũng có thể là dấu hiệu của ung thư ruột kết, đặc biệt nếu xuất hiện ở những người trên 50 tuổi.

Theo Tạp chí chăm sóc sức khỏe Fort của Bệnh viện Fort Memorial ở Wisconsin, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt nếu thấy có máu trong phân để điều trị kịp thời. Các nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng này là bệnh trĩ, nứt hậu môn, polyp đại tràng hoặc viêm đại tràng.

Màu sắc của phân có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí chảy máu. Những màu thông thường nhất là đỏ tươi, đỏ sẫm, đen. Căn cứ vào điều này, bác sĩ có thể xác định nguyên nhân, từ viêm loét dạ dày, bệnh Crohn, viêm ruột kết, nhiễm khuẩn E.coli tới tác dụng phụ của Thu*c. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không có xu hướng cải thiện, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt vì đây cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nguy hiểm đến tính mạng.

3. Đau bụng bất thường

Tổng hợp những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về dạ dày bạn không nên bỏ qua - Ảnh 3.

Nếu đột nhiên cảm thấy đau dữ dội quanh rốn kèm theo buồn nôn, sốt và nôn, bạn có khả năng đang phải đối mặt với bệnh viêm ruột thừa.

Đau bụng là vấn đề khá phổ biến và thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau bụng đột ngột, dữ dội đến mức không thể chịu được, hãy đi khám ngay. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng, đặc biệt khi đi kèm với các triệu chứng về tiêu hóa khác như phân có máu, nôn mửa liên tục hoặc sưng bụng. Đau bụng dữ dội có thể bắt nguồn từ các vấn đề sức khỏe, bao gồm viêm ruột thừa, chửa ngoài tử cung hoặc thậm chí là đau tim.

4. Đau đột ngột dưới rốn

Nếu cơn đau lan sang cả hai bên rốn, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bệnh viêm vùng chậu. Trong trường hợp cơn đau chỉ nằm ở bên phải và dưới rốn, sỏi mật hoặc viêm túi mật là hai vấn đề sức khỏe cần cân nhắc. Cơn đau có thể được giải quyết nhanh chóng hoặc phải dùng đến Thu*c và thậm chí là phẫu thuật.

Xác định cơn đau thuộc loại nào sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân. Một số người cảm thấy đau nhói ở rốn, trong khi những người khác lại thấy chướng bụng hoặc khó tiêu. Nếu bạn đi khám, hãy chú ý tới điều này và những triệu chứng khác đi kèm.

5. Khó nuốt

Tình trạng này thường là dấu hiệu của ung thư thực quản, đặc biệt là ở nam giới trên 55 tuổi. Ngoài ra, nhiễm trùng hoặc viêm loét cũng có thể gây ra hiện tượng khó nuốt. Do đó, đừng ngại ngần đến gặp các chuyên gia y khoa để tham khảo ý kiến và điều trị kịp thời.

6. Sụt cân không rõ nguyên nhân

Tổng hợp những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về dạ dày bạn không nên bỏ qua - Ảnh 4.

Mặc dù có thể là một triệu chứng của ung thư, các nghiên cứu cũng cho thấy giảm cân bất thường còn bắt nguồn từ bệnh celiac, bệnh viêm ruột hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức.

Theo bác sĩ Lee, hầu hết mọi người có xu hướng tăng cân khi tuổi tác tăng lên và nếu bạn bị giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân, đây có thể là dấu hiệu đáng báo động. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu đột nhiên mất đi 5% trọng lượng cơ thể trong khoảng thời gian từ 6-12 tháng. Điều này cũng đặc biệt quan trọng nếu bạn gặp phải các triệu chứng khác. Vấn đề sẽ dễ dàng được kiểm soát một khi bạn tìm ra nguyên nhân.

(Nguồn: Newmax)

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/tong-hop-dau-hieu-canh-bao-cac-van-de-ve-da-day-du-ban-o-bat-ki-do-tuoi-nao-cung-khong-nen-bo-qua-2021041311305951.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Em bi đau dạ dày và phải thường xuyên đến phòng khám tư để điều trị. BS ở đây tư vấn cho em nên đi kiểm tra lại và làm thổi bong bóng. Em không hiểu thổi bong bóng là gì và chi phí khoảng bao nhiêu nếu em đi khám tại BV ĐH Y Dược TP.HCM?
  • Mangyte cho em hỏi, chi phí nội soi ở cổ và dạ dày là bao nhiêu tiền ạ? Cảm ơn Mangyte. (Đình Phi - quận 12, TPHCM)
  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY