Đây là trạm cấp cứu thứ 5 có này, trước đó là trạm cấp cứu vệ tinh thuộc BV ĐK Sài Gòn, BV quận Thủ Đức, BV quận 2, BV quận 4.
Theo trung tâm điều phối ngoài bệnh viện (thuộc Trung tâm Cấp cứu 115), trạm vệ tinh đặt tại BV PHCN & ĐTBNN là một trong những trạm được điều phối đi ngoài bệnh viện nhiều nhất và đã đóng góp không nhỏ cho hoạt động ngoài bệnh viện trên địa bàn thành phố.
Quận 8 nằm ở phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh, phía đông giáp quận 4 và quận 7, phía tây giáp quận Bình Tân và huyện Bình Chánh, phía nam giáp huyện Bình Chánh, phía bắc giáp quận 5 và quận 6. Dân số khoảng 451.300 người, mật độ dân cư là 23.530 người/km2. Do đặc điểm mật độ dân cư đông trên địa bàn quận 8, lại có nhiều hẻm nhỏ nên không ít trường hợp tổ cấp cứu ngoại viện khó tiếp cận nhanh hiện trường bằng xe cứu thương 4 bánh. Với lý do đó, bệnh viện đã nỗ lực đầu tư thêm với kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hơn nữa trong hoạt động sơ cấp cứu cho người dân trên địa bàn quận 8.
Điều đáng ghi nhận là bệnh viện đã bố trí riêng một đội ngoài bệnh viện chuyên trách, bao gồm bác sĩ và điều dưỡng, đảm bảo hoạt động ngoài bệnh viện hoạt động 24/7.
Được biết, mô hình cấp cứu bằng xe hai bánh đang được triển khai thí điểm tại TP.HCM đang nhận được những đánh giá tích cực, khi việc tiếp cận người bệnh được nhanh chóng hơn.
Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, mô hình xe cấp cứu 2 bánh là một trong nhiều loại hình xe cấp cứu trên thế giới đã sử dụng. Tại TP.HCM, trong các tình huống hẻm nhỏ, kẹt xe...mà có người cần cấp cứu thì lực lượng cấp cứu phải đến hiện trường nhanh, quan trọng nhất là sơ cấp cứu ban đầu thì xe cấp cứu 2 bánh cũng là một phương án lựa chọn. Bác sĩ Thượng cho rằng, sau khi nhân rộng, cách làm này sẽ được thực hiện bài bản hơn.
Từ thực tế thí điểm, Sở Y tế Thành phố đã chấp nhận cho Bệnh viện Quận 2, Quận 1, quận Thủ Đức, Quận 4 và cả Trung tâm Cấp cứu 115 tham gia thử nghiệm, bổ sung loại hình xe cấp cứu 2 bánh cho các trạm cấp cứu vệ tinh đặt tại các bệnh viện này. Trên địa bàn hoạt động của các bệnh viện này, mật độ giao thông khá cao, nhiều hẻm nhỏ xe cứu thương khó vào được.
Thêm vào đó là tình trạng xe cứu thương không đủ để đáp ứng nhu cầu khi mà Bệnh viện quận Thủ Đức trung bình có gần 30 cuộc gọi cấp cứu mỗi ngày, các bệnh viện khác cũng từ 4 đến 10 trường hợp gọi cấp cứu.
Theo báo cáo của Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, trong 20 ngày đưa vào sử dụng xe 2 bánh để đi cấp cứu thì trạm cấp cứu của bệnh viện đã điều 26 lần xe 2 bánh đến hỗ trợ người dân. Trong đó, tùy theo nội dung của các cuộc gọi cấp cứu, có 9 lần bệnh viện chỉ cần điều xe cấp cứu 2 bánh đến nhà người dân và các bác sĩ đã sơ cứu, khám bệnh, kê đơn, tư vấn người bệnh, sau đó không cần hỗ trợ của xe cứu thương.
Có 17 lần bệnh viện điều động cùng lúc vừa xe cấp cứu 2 bánh vừa xe cứu thương vì các trường hợp này là T*i n*n giao thông và các bệnh lý cần phải nhập viện khẩn cấp. Bác sĩ đi xe cấp cứu 2 bánh đến trước để kịp thời sơ cứu trong khi chờ xe cứu thương đến để chuyển bệnh nhân về bệnh viện điều trị.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Khắc Vui, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn cho biết: Từ khi sử dụng xe cấp cứu 2 bánh, số lượt đi cấp cứu ngoại viện đã tăng 30% so với giai đoạn trước đây khi chỉ dùng xe cứu thương đi cấp cứu. Nếu mình tới ban đầu khám mà thấy ổn định thì người nhà có thể xin ở lại, không cần nhập viện. Nếu như mình xác định là T*i n*n thì mình phải đi 4 bánh vì T*i n*n là phải vận chuyển rồi. Ở đây các bác sĩ cấp cứu ngoại viện có số điện thoại di động kết nối với Trung tâm cấp cứu 115 luôn, giờ cung cấp luôn cho người dân để gọi cho tiện
Nguyễn Vũ
Chủ đề liên quan:
cấp cứu cấp cứu 2 bánh địa bàn loại hình mô hình cấp cứu bằng xe hai bánh xe cấp cứu xe cấp cứu 2 bánh