Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

TP.HCM: Xét nghiệm thêm 43 người ở chung cư Hòa Bình, quận 10

(MangYTe)- Chính quyền địa phương hỗtrợ thực phẩm cho các hộ sống ở chung cư Hòa Bình (phường 14, quận 10, TP.HCM) trong thời gian tạm phongtỏa.

Chiều 14-3, bác sĩ (BS) Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, trao đổi với PLO về việc tạm phong tỏa các hộ dân sống trong chung cư Hòa Bình (90A Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10) để phòng COVID-19.

BS Dũng cho biết bệnh nhân COVID-19 thứ 48 (nam, 31 tuổi) sống trong chung cư nói trên. Do vậy, ngoài những người trong chung cư tiếp xúc gần, không loại trừ khả năng những người còn lại trong chung cư tiếp xúc xa với bệnh nhân 48 trong thang máy, tầng hầm giữ xe…

“Do vậy, để đảm bảo sức khỏe những người sống trong chung cư Hòa Bình, giảm tối thiểu nguy cơ lây lan COVID-19, trước mắt tạm thời phong tỏa chung cư nói trên” - BS Dũng nói.

Theo BS Dũng, hiện những người sống trong chung cư Hòa Bình đã giảm nỗi lo khi kết quả xét nghiệm cho thấy 20 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân thứ 48 âm tính COVID-19.

Chung cư Hòa Bình (quận 10, TP.HCM) tạm bị phong tỏa. Ảnh: HL

“Cơ quan y tế tiếp tục lấy mẫu những người sống ở tầng trên cùng lô với bệnh nhân 48, kể cả bảo vệ, lao công, giữ xe để xét nghiệm và sẽ có kết quả vào ngày mai (15-3).

Một khi có kết quả âm tính, TP.HCM sẽ có những bước thực hiện tiếp theo để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo tâm lý thoải mái cho những người sống trong chung cư Hòa Bình. Do vậy, rất mong bà con sống trong chung cư hiểu và hợp tác với cơ quan chức năng. Trong thời gian này, nếu có triệu chứng bất thường thì bà con nên khai báo với cơ quan y tế” - BS Dũng nói thêm.

BS Dũng còn cho biết hiện chưa có quyết định xét nghiệm tất cả những người sống trong chung cư Hòa Bình. Trước mắt chỉ xét nghiệm những người tiếp xúc gần và những người có khả năng tiếp xúc xa với bệnh nhân thứ 48 để đánh giá nguy cơ. Sau khi có kết quả sẽ thực hiện những bước tiếp theo để đảm bảo sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của những người sống trong chung cư.

“Những người trong chung cư Hòa Bình tiếp xúc gần với bệnh nhân 48 cho dù âm tính COVID-19 vẫn phải thực hiện cách ly đủ 14 ngày. Bởi lẽ kết quả xét nghiệm được ghi nhận tại thời điểm này nhưng có khi đã nhiễm COVID-19 nhưng chưa biểu hiện lâm sàng. Đã có trường hợp nhiễm COVID-19 nhưng xét nghiệm vẫn âm tính. Do vậy, về mặt nguyên tắc sau khi xét nghiệm âm tính vẫn phải cách ly đủ 14 ngày” - BS Dũng giải thích.

“Vì sức khỏe bản thân và cộng đồng, cho dù ảnh hưởng đời sống và công việc cũng mong những người thuộc diện cách ly thực hiện đúng 14 ngày. TP.HCM mong bà con thông cảm và chấp nhận trong tình hình hiện nay” - BS Dũng chia sẻ.  

Ông Trần Xuân Điền, Chủ tịch UBND quận 10, cho biết chung cư Hòa Bình tổng cộng bốn lô với ký hiệu A1, A2 và B1, B2. Các lô B1, B2 tách biệt các lô A1, A2 và có cổng đi riêng.

Theo ông Điền, bệnh nhân COVID-19 thứ 48 ở tầng 1 lô A1. Tầng này tổng cộng tám căn hộ (tính luôn căn hộ bệnh nhân 48). Tối 13-3, cơ quan y tế lấy 20 mẫu ở các căn hộ này xét nghiệm COVID-19 và kết quả âm tính.

“Cơ quan y tế đã lấy thêm 43 mẫu của những người sống ở tầng hai, tầng ba cùng lô A1 với bệnh nhân 48 để xét nghiệm COVID-19 (tầng trệt không có người ở), kể cả bảo vệ, lao công, giữ xe và sẽ kết quả vào ngày 15-3” - ông Điền cho biết thêm.

“Chính quyền địa phương hỗ trợ thực phẩm cho các hộ sống ở chung cư Hòa Bình trong thời gian tạm phong tỏa. Người nào muốn ăn gì sẽ được địa phương đáp ứng. Hệ thống Coopmart cũng sẽ hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc cung cấp lương thực nên bà con sống trong chung cư Hòa Bình yên tâm” - ông Điền nói.

TRẦN NGỌC

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/dich-covid-19/tphcm-xet-nghiem-them-43-nguoi-o-chung-cu-hoa-binh-quan-10-896763.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY