An toàn thực phẩm hôm nay

Trà sữa - lửng lơ câu hỏi chất lượng...

Rất nhiều quán trà sữa đang mọ​c lê​n trê​n những tuyến đường nộ​i ô​ thà​nh phố. Thưởng thức trà sữa đ​ã​ trở​ thàn​h một trà​o lư​u “hot” trong giới trẻ

đang mọ​c lê​n trê​n những tuyến đường nộ​i ô​ thà​nh phố. Thưởng thức đ​ã​ trở​ thàn​h một trà​o lư​u “hot” trong giới trẻ. Vấ​n đ​ề​ đ​ư​ợc đ​ặ​t ra chí​nh là​ chất lượng, nguồn gốc nguyên liệu và công tác quản lý an toàn thực phẩm đối với loại thức uống này.

Từ cao cấp đến bình dân

Đoạn đường từ ngã tư Trần Hưng Đạo - 3 Tháng 2 đến Bệnh viện Tim mạch Cần Thơ chỉ khoảng 100m nhưng có đến 5- 6 quán và được trang trí độc đáo, với nhiều phong cách khác nhau. Giá trong các quán này dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/ly. Người đi đường cũng quen mắt với cảnh các bạn trẻ xếp hàng để mua trà sữa. Không chỉ vậy, tại các hẻm nhỏ, trước cổng trường học cũng thịnh hành các quán, xe với giá bình dân từ 5.000 đồng đến 20.000 đồng/ly. Chị Lê Thuý Duy, một nhân viên làm việc trong lĩnh vực truyền thông ở quận Ninh Kiều, chia sẻ: "Trà sữa là món hảo của chị em văn phòng. Một ly 700ml giá 20.000 đồng, ly 500ml giá 15.000 đồng, có luôn thạch, trân châu… rất ngon". Duy uống nhiều nơi, có hôm gọi quán đem đến tận cơ quan, lúc thì mua ở quán ven đường, hôm nào "sang chảnh" thì vào Chin, Dong Cha...

Quán trà sữa thiết kế với nhiều phong cách hút khách.

Chủ một quán cà phê trên đường Lý Tự Trọng, cho biết: "Chúng tôi nhượng quyền 1 thương hiệu trà sữa ở Đài Loan trong vòng 6 năm với giá 20.000 USD. Nguyên liệu, quy trình chế biến, dụng cụ, kể cả ly, ống hút… tất cả đều phải lấy từ thương hiệu này. Mỗi lần nhập nguyên liệu từ Đài Loan lên đến 800 triệu đồng. Chưa kể chi phí thuê mặt bằng, sửa chữa, trang trí lại, trả lương cho nhân viên…". Mỗi ly trà sữa của quán này bán với giá từ hơn 20.000 đồng đến 50.000 đồng.

Chị Trần Kim Loan, ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, chủ quán cà phê và trà sữa L. cho biết: "Ban đầu, mở quán nước chủ yếu bán cà phê, các loại nước trái cây… khi phong trào trà sữa bùng nổ, quán gần trường học nên mày mò học cách chế biến trà sữa". Theo chị Loan, trà sữa gồm trà, sữa bột hoặc sữa tươi. Trà pha với nước sôi cho ra trà, rồi pha bột sữa vào. Tuy nhiên nếu pha với sữa tươi thì không có vị ngon, béo như bột sữa. Ngoài ra, cũng có loại bột pha với nước là thành trà sữa. Sau khi có thành phẩm trà sữa, tùy nhu cầu của khách mà thêm thạch, trân châu, bánh plan… tất cả những nguyên liệu này đều có hàng chế biến sẵn, đóng bịch hoặc hộp do các công ty cung cấp. Riêng chị Loan, trân châu, thạch và bánh plan chị đều tự làm từ bột, trứng… màu tự nhiên từ các loại củ, quả.

Chị Loan cho rằng, việc chế biến trà sữa an toàn, bổ dưỡng cho sức khỏe hay không còn phụ thuộc vào kiến thức và "tâm" của người chế biến. Người ham lời mua hàng rẻ, không rõ nguồn gốc, cận hạn sử dụng về pha chế. Với hàng trà sữa nhà làm, nếu người chế biến không có kiến thức, hiểu biết thì nguy cơ sản phẩm kém chất lượng, gây ngộ độc cho khách hàng rất cao. Riêng bột sữa, trà có nhiều loại, nhiều mức giá khác nhau, do nhiều nước sản xuất như Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan… Vì thế, người ham lời sẽ mua hàng rẻ về chế biến. Ngoài ra, dù mua hàng có nguồn gốc nhưng chị Loan cũng phân vân không rõ hàng mình mua có thật sự chất lượng hay không, công ty sản xuất bằng chất gì, có an toàn cho sức khỏe người dùng hay không... Với bột sữa, cửa hàng chiết ra bịch nhỏ để bán nên cũng khó truy nguồn gốc sản phẩm.

Khó khăn trong kiểm tra, quản​ lý

Ở TP Cần Thơ, cuối năm 2017, xảy ra vụ rối loạn tiêu hóa sau khi uống trà sữa. Sau khi uống trà sữa, 8 học sinh của một trường tiểu học bị đau bụng, ói, tiêu chảy… phải nhập viện điều trị.

Từ vụ việc trên, cuối năm 2017 và đầu năm 2018, Thanh tra Sở Y tế phối hợp Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố thanh tra, kiểm tra các quán trà sữa trên địa bàn quận Bình Thủy và Ninh Kiều. Đoàn đã kiểm tra 16 cơ sở về hồ sơ hành chính, điều kiện vệ sinh, trang thiết bị, dụng cụ và con người. Qua kiểm tra, 9 cơ sở đạt, 5 cơ sở vi phạm bị xử lý vi phạm hành chính với tổng tiền phạt 15,4 triệu đồng. Các lỗi vi phạm là: không đầy đủ bảo hộ lao động, sử dụng dụng cụ không đảm bảo vệ sinh, sử dụng nguyên liệu hết hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn để chế biến thực phẩm, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, không thực hiện khám sức khỏe định kỳ…

Ông Trần Trường Chinh, Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế, Trưởng đoàn kiểm tra, cho biết: Hiện tại, chưa cập nhật đầy đủ các điểm kinh doanh trà sữa, chỉ quản lý được các cơ sở có địa điểm cố định, có giấy phép đăng ký kinh doanh. Từ đó, công tác thanh tra, kiểm tra chủ yếu dựa trên danh sách quản lý và tự phát hiện; không thể quản lý hết được các cơ sở tự phát, nhỏ lẻ. Một số điểm kinh doanh tại hộ gia đình điều kiện sơ sài, không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Vẫn còn tình trạng sử dụng nguyên liệu pha chế nguồn gốc không rõ ràng, không cung cấp được chứng từ mua – bán.

Phó chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Châu Ngọc Tâm kiểm tra kho nguyên liệu của quán trà sữa Ding Tea.

Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Cần Thơ Lưu Hoàng Việt cho biết: "Đáng lo và khó kiểm soát nhất là các quán bán trà sữa bán qua mạng xã hội, giao hàng tận nơi, hoặc các xe đẩy bán trà sữa ven đường. Họ không có vị trí cố định nên rất khó cho cơ quan chức năng kiểm soát, tuyên truyền. Với sản phẩm trà sữa, khó nhất là nguồn gốc của nguyên liệu như bột sữa, trân châu, thạch… đa phần là hàng ngoại nhập. Một số có giấy tờ pháp lý, một số hàng xách tay, nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chất lượng. Sữa là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Nếu chế biến, bảo quản không đúng cách, nguy cơ gây tiêu chảy cấp".

Theo ông Trần Trường Chinh, trà sữa chế biến với nhiều thành phần, nguyên liệu khác nhau cho mỗi loại trà sữa nên nguy cơ ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra khi các cơ sở không tuân thủ các qui định về đảm bảo an toàn thực phẩm. Còn ông Lưu Hoàng Việt, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Cần Thơ, cho biết: "Trong tháng hành động an toàn thực phẩm diễn ra từ ngày 15-4 đến 15-5, đoàn kiểm tra liên ngành thành phố đã kiểm tra một số quán trà sữa. Chi cục cũng đề nghị các quận, huyện, xã, phường lưu ý kiểm tra sản phẩm này. Để bảo vệ sức khỏe cho mình, người dùng nên mua trà sữa ở các quán kinh doanh có địa điểm cố định, có thương hiệu, uy tín, quan sát thấy quán sạch sẽ...".

Bài, ảnh: H.HOA

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/tra-sua-lung-lo-cau-hoi-chat-luong--a98221.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Sau thành công của chương trình Casa Herbalife Hòa Bình (Hà Nội) và Casa Herbalife Đồng Tâm (Bình Định)
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY