Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Trải nghiệm bị đột quỵ suýt Ch?t của cụ ông

Australia-Sau khi nhập viện do cơn đột quỵ, “sự sống” là ý niệm duy nhất tồn tại trong tâm trí Kevin Handforth, 78 tuổi.

Cụ ông sống một mình ở ngoại ô thành phố Perth, thức dậy trên sàn phòng ngủ vào đầu giờ sáng, mất hoàn toàn cảm giác ở phần bên trái cơ thể.

"Tôi nhìn thấy máu khắp nơi vì ngã đập đầu và nhận ra mình đã bị đột quỵ. Tôi cố gắng đứng dậy nhưng không thể và đã nghĩ rằng ‘Làm sao để thoát khỏi tình trạng này đây?’", ông kể lại.

Handforth cho biết khi cơn đột quỵ xảy ra, ông vẫn ý thức được mình cần gọi cấp cứu. song điện thoại di động của ông lại để trên bàn phòng khách.

"Tôi đã nằm ngửa trên sàn và dùng chân lê người đi. May mắn là trong nhà không có thảm", ông nói.

Ông cẩn thận lết qua phòng ngủ, dọc hành lang và vào phòng khách để lấy điện thoại. Chợt nhận ra mình không thể mở cửa chính, ông bắt đầu lấy một chiếc ghế có bánh xe và leo lên.

Hành trình đó mất tới 4 tiếng đồng hồ. vì vậy khi ông tới bệnh viện, đã quá muộn để thực hiện ca phẫu thuật giảm thiểu tổn thương lâu dài. ông bị nhũn não nghiêm trọng - tình trạng khiến bệnh nhân sống sót sau đột quỵ bị liệt nửa người.

Ông handforth trở thành một trong số 150 bệnh nhân đột quỵ tham gia chương trình nghiên cứu tại bệnh viện osborne park, nhằm nâng cao nhận thức về căn bệnh. ông cũng thuộc 7% số người hiếm hoi bị liệt nửa người nặng đã hồi phục đủ để trở về nhà sau hồi phục chức năng.

Cụ ông Kevin Handforth mong được trở lại sân golf sau khi hồi phục đột quỵ. Ảnh: ABC News

Khi mới đến trung tâm trị liệu, ông cần hai người hỗ trợ để đi, đứng và ngồi dậy khỏi giường. 4 tháng sau, ông có thể tự đi lại và leo cầu thang. Dù không thể vẽ và viết trở lại như sở thích, ông vẫn đủ sức vung gậy đánh golf ở sân sau và mạnh dạn đặt cược với bạn bè 150 USD rằng mình sẽ trở lại sân tập vào tháng 7 năm sau.

Điều phối viên vật lý trị liệu Jess Nolan, người dẫn đầu nghiên cứu tại Osborne Park, cho biết ông Handforth là minh chứng rõ nhất cho thông điệp chính của công trình.

"kevin cho thấy những người bị đột quỵ vẫn có thể thay đổi tình trạng và phục hồi chức năng", bà nói.

Song bà lo ngại còn quá nhiều bệnh nhân không thể khỏe lại.

"có những người không được tạo cơ hội để phục hồi chức năng, đặc biệt trong trường hợp đột quỵ hoặc liệt nửa người nặng. họ bị coi là không đủ năng lực hồi phục", bà nói.

Bà Nolan bổ sung thêm: "Đây là lý do vì sao nghiên cứu của chúng tôi đặc biệt quan trọng. Chúng tôi chỉ ra rằng hầu hết mọi người, ngay cả trong tình trạng xấu nhất, vẫn có thể thay đổi".

Nhóm chuyên gia tiến hành đánh giá các bệnh nhân ba tháng một lần trong tối đa một năm sau khi họ bị đột quỵ. giai đoạn đầu, hiện đã hoàn thành, sử dụng cơ sở dữ liệu từ bệnh viện để xem xét hơn 1.000 trường hợp đột quỵ kể từ năm 2005.

Các chuyên gia hy vọng nghiên cứu sẽ thúc đẩy việc bổ sung ngân quỹ nhằm phục hồi chức năng cho người đột quỵ não bị liệt nửa người. họ dường như không được hệ thống y tế chú ý nhiều, dù chiếm một nửa số ca sống sót sau đột quỵ.

Cụ ông Handforth trong bài tập phục hồi chức năng cùng điều dưỡng Yee Ching Wong. Ảnh: ABC News

"chúng tôi đã nghiên cứu mô hình y tế và nhận ra rằng thời gian hỗ trợ hồi phục chức năng cho người đột quỵ não liệt nửa người không đủ dài. tăng chi phí hồi phục chức năng có thể giúp giảm chi phí chăm sóc dài hạn", bà nolan nói.

Tại australia, cứ 10 phút lại có một ca đột quỵ và cứ 4 người lại có một người bị đột quỵ ít nhất một lần trong đời. từ năm 1980 đến năm 2016, tỷ lệ từ vong do đột quỵ giảm khoảng 75%.

Bà nolan nói: "sẽ có nhiều người australia sống trong di chứng của đột quỵ trong những năm tới. vì vậy, điều quan trọng là đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của họ. một khía cạnh của nghiên cứu là đề ra phương pháp phục hồi chức năng tốt cho bệnh nhân bị chứng teo cơ".

Đây là công trình lớn nhất trong lĩnh vực đột quỵ cho đến nay, đang nhận được tài trợ của cơ quan y tế wa và quỹ nghiên cứu y khoa raine. nghiên cứu dự kiến hoàn thành cuối năm 2023. trong khi đó, ông handforth vẫn quyết tâm tiếp tục cải thiện tình trạng sức khỏe.

"Tôi đã thử lát gạch, trộn vữa như trước đây, nhưng hơi khó khi dùng một tay. Những gì tôi từng làm suốt cuộc đời, tôi muốn làm lại. Tôi biết điều này bất khả thi nhưng vẫn cố gắng", ông chia sẻ.

ABC)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/trai-nghiem-bi-dot-quy-suyt-chet-cua-cu-ong-4207298.html)

Tin cùng nội dung

  • Mặc dù cơn đột quỵ thường xảy ra đột ngột với rất ít triệu chứng nhưng không có nghĩa là hoàn toàn không có dấu hiệu cảnh báo. Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn cần quan tâm.
  • Để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ. Nếu bệnh nhân ói mửa, đặt đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng người bệnh.
  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY