Tâm lý hôm nay

Trầm cảm có ý định tự tự: Phải chuyển vào cấp cứu ngay

Đó là ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa tâm thần, nhân câu chuyện một cán bộ thư viện nhảy lầu Tu tu vì trầm cảm kéo dài.
11/12/2015 11:50 GMT 7

    TTO - Đó là ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa tâm thần, nhân câu chuyện một cán bộ thư viện nhảy lầu Tu tu vì trầm cảm kéo dài.

    Bác sĩ chuyên khoa tâm thần Trịnh Thị Bích Huyền đánh giá việc hình thành ý định Tu tu khi trầm cảm nghĩa là đã ở mức độ nặng, mức độ cấp cứu trong tâm thần học.

    “Khi trầm cảm, đôi khi ý định tự sát của bệnh nhân rất mãnh liệt”, BS Bích Huyền nhận định.

    Lúc này, việc khuyên giải, động viên của gia đình, đồng nghiệp lúc này chỉ có thể hóa giải một phần, không đủ để triệt tiêu được ý định tự sát của bệnh nhân trầm cảm.

    “Mình nghĩ là khuyên thì họ sẽ nghe mình nhưng đôi khi thực tế không phải vậy”, BS.CKII Nguyễn Minh Tuấn, phó viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần (BV Bạch Mai) chia sẻ.

    Theo các bác sĩ, việc cần làm ngay là đưa bệnh nhân vào bệnh viện cấp cứu để các bác sĩ có biện pháp can thiệp kịp thời.  

    “Đó là một tình huống cấp cứu. Phải có sự can thiệp của các bác sĩ trong việc điều trị và quản lý bệnh nhân. Việc điều trị sẽ giúp bệnh nhân bước ra khỏi trạng thái trầm cảm và thấy lạc quan hơn”, BS Trịnh Thị Bích Huyền đưa ra lời khuyên.

    Nâng đỡ tinh thần cho bệnh nhân trầm cảm

    Bên cạnh đó, thạc sĩ tâm lý lâm sàng Vũ Cẩm Vân cũng chia sẻ rằng người nhà nên tìm hiểu nguyên nhân gây trầm cảm và sát cánh cùng bệnh nhân, chia sẻ, động viên và nâng đỡ họ về mặt tinh thần.

    Sự nâng đỡ này có thể bằng nhiều cách như trò chuyện chân tình, không phê phán những suy nghĩ tiêu cực, công nhận nỗi đau của họ, hướng người bệnh vào những hoạt động thể thao, vui chơi, sinh hoạt cộng đồng, từ thiện…

    “Người nhà nên bình tĩnh và kiên nhẫn với bệnh nhân trầm cảm. Đừng vì thiếu kiên nhẫn mà nói những điều gây tác động xấu lên tâm lý của bệnh nhân”, ThS Vũ Cẩm Vân đưa ra lời khuyên.

    Ngoài ra, theo thạc sĩ Vũ Cẩm Vân, người nhà cũng nên đưa bệnh nhân trầm cảm đến gặp bác sĩ tâm lý. Bằng chuyên môn của mình, bác sĩ tâm lý sẽ giúp bệnh nhân trầm cảm triệt tiêu những suy nghĩ tiêu cực trong lòng.

    Mặt khác, cũng nên loại bỏ những phương tiện có thể gây nguy hiểm cho người trầm cảm xung quanh môi trường họ đang ở như dao, Thu*c hoặc cách ly họ với những tòa nhà cao tầng…

    “Theo tôi, quan trọng hơn cả là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu thấy những biểu hiện như buồn bã, chán nản, rối loạn giấc ngủ, bất an… thì gia đình nên hướng người thân của mình đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời”, thạc sĩ Vũ Cẩm Vân chia sẻ thêm.

    Theo An Nhiên - Tuổi trẻ
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tram-cam-co-y-dinh-tu-tu-phai-chuyen-vao-cap-cuu-ngay-n229642.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY