Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Tránh biến chứng đoạn chi của đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng với nhiều biến chứng nguy hiểm, tỉ lệ Tu vong và tàn phế cao gấp 2-4 lần so với người bình thường.

Cách tốt nhất để kiểm soát đường huyết là tuân thủ chế độ dinh dưỡng và tái khám thường xuyên.  

Tại Việt Nam, theo thống kê mới nhất, có khoảng 4,5 triệu người mắc.

5% bị cắt cụt chân

Biến chứng cắt cụt chân là biến chứng thường gặp mà người mắc đái tháo đường (ĐTĐ) sợ nhất, ước tính có hơn 5% các bệnh nhân đái tháo đường bị cắt cụt ngón chân, bàn chân, hoặc cẳng chân. Cứ mỗi 30 giây trôi qua, trên thế giới lại có một người bệnh ĐTĐ bị cắt cụt chân.

Các thống kê cho thấy, khoảng 5-15% bệnh nhân ĐTĐ phải phẫu thuật cắt cụt chân tại một thời điểm nào đó trong đời. Hơn 50% phẫu thuật cắt cụt chân do nguyên nhân không phải chấn thương được thực hiện trên các bệnh nhân ĐTĐ.

Đối với bệnh nhân ĐTĐ, biến chứng cắt cụt chân đặt ra một vấn đề nan giải xét cả về mặt xã hội, kinh tế và y tế: làm bệnh nhân mất khả năng lao động, gây tàn phế, làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm tuổi thọ… Khoảng 50% bệnh nhân ĐTĐ bị cắt cụt chi sẽ ch*t trong khoảng 2 năm do các nguyên nhân liên quan bệnh lý mạch máu.

Phần lớn trường hợp cắt cụt chân thường khởi đầu bằng loét bàn chân. 85% trường hợp cắt cụt chân do ĐTĐ liên quan loét chân. Hầu hết trường hợp đến khám muộn khi đã có hoại tử hoặc bị tổn thương xương bàn chân. Vì vậy, việc phát hiện sớm các tổn thương loét bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ đóng vai trò hết sức quan trọng.

Các tổn thương bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường là hậu quả của nhiều nguyên nhân phối hợp:

Bệnh thần kinh ngoại vi do ĐTĐ: Là biến chứng hàng đầu gây cắt cụt chân, là nguyên nhân của 90% trường hợp loét bàn chân. Đường huyết tăng cao làm hủy hoại lớp áo ngoài của các dây thần kinh, là nơi tiếp nhận cảm giác.

Bệnh nhân sẽ không thể cảm nhận được chân đã bị tổn thương, không cảm thấy đau, nóng hay lạnh ở bàn chân và cẳng chân. Thậm chí có thể giẫm lên 1 cái đinh hoặc bị bỏng mà không biết. Đó là hiện tượng “mất cảm giác bảo vệ”, chỉ 1 vết thương dù rất nhỏ cũng có thể loét rộng ra và gây hoại tử. Các biểu hiện sớm thường gặp của bệnh này là cảm giác lạnh, ngứa, tê, hay như kiến bò, đôi khi là cảm giác khó chịu, nóng ran ở hai bàn chân.

Bệnh mạch máu ngoại vi: Bệnh nhân ĐTĐ dễ bị xơ vữa động mạch làm các mạch máu hẹp hay tắc, dẫn đến giảm dòng máu tới chân. Việc thiếu máu nuôi làm cho da của chân trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị loét và nhiễm trùng.  Các biểu hiện của bệnh lý này thường khó nhận biết. Bệnh nhân có thể có da bàn chân nhợt nhạt hay có màu tím xanh, teo cơ bắp chân và bàn chân.

Đôi khi bệnh nhân cũng có biểu hiện đau cách hồi: đau ở bắp chân và bàn chân, cảm giác bàn chân bị bó chặt lại làm bệnh nhân phải ngừng lại nghỉ, không đi tiếp được. Lúc đầu đau ít, sau đau nhiều hơn và cần thời gian nghỉ lâu hơn.

Nhiễm trùng: Bệnh nhân ĐTĐ dễ bị nhiễm trùng hơn người bình thường do đường máu tăng cao và tuần hoàn máu tới chân kém làm cho các phản ứng bảo vệ chống nhiễm trùng diễn ra chậm hơn, kém hiệu quả hơn.

Phòng ngừa nguy cơ cắt cụt chân như thế nào?

Yêu cầu quan trọng nhất để tránh nguy cắt cụt chân là kiểm soát tốt đường huyết bằng cách tuân thủ chế độ dinh dưỡng và dùng Thu*c theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám đều đặn để phát hiện, điều trị sớm các tổn thương bàn chân.

Một biện pháp hỗ trợ đơn giản là lựa chọn thực phẩm chức năng dành riêng cho người ĐTĐ do những nhà sản xuất có uy tín nghiên cứu, sản xuất. Diabetcare là một sự lựa chọn hoàn hảo vì có chứa hệ bột đường hấp thu chậm giúp ổn định đường huyết.

Hệ chất béo không no MUFA, PUFA tốt cho tim mạch, hệ chất xơ giúp làm chậm hấp thu đường vào máu và đặc biệt là Diabetcare đã được kiểm nghiệm lâm sàng bởi TTDD cho chỉ số đường huyết (GI=31,5) rất tốt cho người ĐTĐ.

Bên cạnh đó, cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp bảo vệ bàn chân tránh bị chấn thương: Rửa chân hằng ngày bằng nước ấm, lau khô nhẹ bằng vải mềm, đặc biệt là giữa các kẽ ngón chân, không đi chân đất, đi dép thường xuyên kể cả trong nhà…

Tốt nhất nên chọn giày dép vừa với chân để tránh các nốt phồng do quá chật, tránh đi giày mũi hẹp đế cao, cắt móng chân cẩn thận, kiểm tra bàn chân hằng ngày, để ý các vết thương hay vết màu sắc da bất thường, bỏ Thu*c lá… Các biện pháp tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất lớn trong việc làm giảm biến chứng cắt cụt chân ở người bệnh ĐTĐ.

 Theo Hồng Lan - Tiền Phong

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tranh-bien-chung-doan-chi-cua-dai-thao-duong-n21961.html)

Tin cùng nội dung

  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử... Tôi 37 tuổi, sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử khiến tôi rất lo lắng. Xin hỏi bệnh này có thể điều trị và phòng tránh thế nào. Nguyễn Thị Lan (Hà Nội)
  • Viêm ruột hoại tử là bệnh lý đường tiêu hóa nặng. Bệnh đã được ghi nhận tại nhiều nơi ở Việt Nam sau năm 1975.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY