Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tranh cãi có nên tiêm vaccine Covid 6 tháng một lần

Một số nhà khoa học cho rằng nên tiêm vaccine Covid-19 định kỳ hàng năm, số khác nhận định đây là chiến lược tốn kém, thiếu ổn định và kém hiệu quả về lâu dài.

Một năm trước, giới chuyên gia và cộng đồng tin rằng tiêm hai liều vaccine pfizer, moderna, astrazeneca hoặc một liều johnson & johnson đủ để ngăn ngừa lây nhiễm covid-19. đến nay, khi biến chủng omicron lây lan nhanh, israel tiên phong tiêm liều vaccine thứ tư cho nhóm dân số dễ tổn thương. ngày 5/1, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (cdc) mỹ phê duyệt mũi vaccine covid-19 thứ ba cho nhóm thanh thiếu niên. cơ quan tránh sử dụng cụm từ "tiêm chủng đầy đủ" để chỉ bất cứ ai, vì hai liều vaccine dường như không đủ để chống covid-19.

Thay vào đó, tình trạng tiêm chủng của một người là "đã tăng cường" hoặc "chưa tăng cường". nhiều người mỹ vì thế tự hỏi: chuỗi ngày tiêm chủng này khi nào sẽ kết thúc? có nên tiêm nhắc lại vài tháng một lần hay không.

Do ncov liên tục phát triển, giới khoa học không còn muốn dự đoán về tương lai đại dịch. nhưng trong các cuộc phỏng vấn gần đây, hàng chục chuyên gia cho rằng dù bất cứ điều gì xảy ra, nỗ lực tiêm vaccine covid-19 vài tháng một lần là thiếu thực tế. chiến lược này cũng không đem lại nhiều ý nghĩa về mặt khoa học.

Giáo sư Andrew Pollard, nhà nghiên cứu vaccine AstraZeneca cho rằng tiêm chủng toàn cầu sau mỗi 4 đến 6 tháng rất tốn kém và không hiệu quả. Ông cũng lưu ý cần nhắm mục tiêu vào người dễ tổn thương thay vì tiêm đại trà cho tất cả người từ 12 tuổi trở lên. Theo ông, các nước nên thu thập thêm dữ liệu để xác định "nhóm đối tượng này có cần tiêm bổ sung hay không, thời điểm và tần suất tiêm ra sao".

Akiko Iwasaki, chuyên gia miễn dịch tại Đại học Yale, cho biết: "Thế giới có tiền lệ tiêm chủng định kỳ, nhưng tôi nghĩ nhiều phương pháp tốt hơn là tiêm vaccine 6 tháng một lần". Bà cho rằng những chiến lược khác có thể "giúp thế giới không phải tiêm tăng cường đến cuối đời".

Theo bà, việc thuyết phục người dân xếp hàng sau mỗi vài tháng rất khó khăn. Khoảng 73% người Mỹ trưởng thành đã tiêm chủng đầy đủ. Nhưng đến nay, chỉ hơn một phần ba trong đó lựa chọn tiêm nhắc lại.

Giống với giáo sư pollard, deepta bhattacharya, chuyên gia miễn dịch tại đại học arizona, nhận định: "đây có vẻ không phải chiến lược lâu dài, bền vững". bên cạnh đó, chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh hiệu quả liều vaccine thứ tư. tiêm chủng nhắc lại có thể làm tăng nồng độ kháng thể, ngăn ngừa lây nhiễm ncov, từ đó giảm áp lực lên hệ thống y tế. trong bối cảnh biến chủng omicron lây lan, chuyên gia này cho rằng người mỹ nên tiêm liều thứ ba càng sớm càng tốt.

Song nhiều nghiên cứu sơ bộ cho thấy mức miễn dịch ở người dùng tiếp tục suy giảm sau khi tiêm liều thứ ba vài tuần. ngay cả với nồng độ kháng thể cao nhất, tiêm tăng cường chưa chắc giúp ngăn ngừa hoàn toàn omicron - biến chủng có thể né tránh miễn dịch.

"rất khó để ngăn chặn virus trong thời gian dài. virus đã tiến hóa vượt trội hơn nhiều so với trước đây. có thể một vaccine đặc hiệu với omicron sẽ cần thiết hơn", shane crotty, chuyên gia virus tại viện miễn dịch học la jolla ở california, nhận định.

Pfizer-BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson đều đang thử nghiệm loại vaccine này, dự kiến ra mắt trong những tháng tới. Ali Ellebedy, chuyên gia miễn dịch Đại học Washington, cho biết: "Nếu định tiêm liều thứ tư, tôi chắc chắn sẽ chờ đợi vaccine đặc hiệu ngừa Omicron".

Một cụ ông tiêm liều vaccine thứ tư tại viện dưỡng lão thành phố Petah Tikva, Israel. Ảnh: AP

Theo các chuyên gia, nếu mục tiêu là tăng cường khả năng miễn dịch chống omicron và các biến chủng tương lai, vaccine mới sẽ tốt hơn nhiều so với vaccine được thiết kế dựa trên phiên bản ncov ban đầu, xuất hiện cách đây hai năm. một số nhóm nghiên cứu đang phát triển vaccine phổ quát ngừa corona nói chung, nhắm mục tiêu vào các bộ phận không tiến hóa hoặc thay đổi rất chậm của virus.

Đề xuất tiếp theo là kết hợp vaccine hiện có với vaccine thế hệ mới đường uống hoặc xịt mũi, ngăn ngừa lây nhiễm tốt hơn vì chúng thúc đẩy sản sinh kháng thể trên bề mặt mũi và niêm mạc hô hấp trên. Đây là điểm xâm nhập đầu tiên của nCoV.

Các nhà khoa học cho rằng nên tăng thời gian giữa các liều vaccine. đây là bài học rút ra từ cuộc chiến chống dịch trong quá khứ. ban đầu, nhiều chuyên gia phản đối ý tưởng tiêm tăng cường. một số người tin phác đồ vaccine ban đầu đủ hiệu quả để ngăn ngừa các ca nhập viện và t* vong. số khác nhận định việc các nước giàu có tích trữ vaccine để tiêm nhắc lại hàng năm là thiếu công bằng, đặc biệt khi nhiều quốc gia chưa có đủ liều đầu tiên.

Song quan điểm này thay đổi omicron xuất hiện và lây lan không ngừng trên toàn cầu. scott hensley, chuyên gia miễn dịch đại học pennsylvania, cho biết: "biến chủng thực sự thay đổi suy nghĩ của tôi về vấn đề này".

Ông và nhiều đồng nghiệp hiện ủng hộ tiêm chủng liều thứ ba. Song họ cho rằng các nước chưa nên triển khai liều 4 như Israel. Theo Hensley, các thành phần khác của hệ miễn dịch như tế bào T và tế bào B đủ sức chiến đấu ổn định với virus sau ba liều, thậm chí chỉ sau hai liều.

Các tế bào miễn dịch không thể ngăn ngừa lây nhiễm, nhưng chúng giúp giảm tỷ lệ chuyển nặng và t* vong, giữ số ca nhập viện ở mức thấp. michel nussenzweig, chuyên gia miễn dịch tại đại học rockefeller, new york, cho biết: "người đã tiêm chủng có triệu chứng nhẹ hơn khi nhập viện". ông nói thêm omicron đã chứng tỏ rằng thế giới cần loại bỏ mục tiêu ngăn ngừa tất cả các ca nhiễm ncov.

Theo các nhà khoa học, trong giai đoạn mới của đại dịch, nhiệm vụ lớn nhất là giảm tỷ lệ nhập viện. Mùa thu năm ngoái, tiến sĩ Anthony S. Fauci, cố vấn chống dịch Mỹ, nhiều lần nhắc đến tầm quan trọng của việc ngăn ngừa ca nhiễm có triệu chứng. Song những ngày gần đây, ông cho rằng giảm số người nhập viện mới thực sự quan trọng.

Để ngăn ngừa lây nhiễm, cần tính toán đúng thời điểm tiêm tăng cường dựa trên tỷ lệ lưu hành của biến chủng trong cộng đồng. ví dụ, nhiều người tiêm mũi thứ ba vào đầu mùa thu dễ nhiễm omicron vì độ miễn dịch đã giảm xuống.

Các chuyên gia khuyến nghị người dân tiêm phòng cúm ngay trước khi vào mùa đông. nếu covid-19 bùng phát theo mùa, người dân có thể cần tiêm liều tăng cường trước mùa đông hàng năm, tiến sĩ hensley nhận định.

Thục Linh (Theo NY Times)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tranh-cai-co-nen-tiem-vaccine-covid-6-thang-mot-lan-4413525.html)

Tin cùng nội dung

  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Phương pháp này giúp giảm thiểu các bước xét nghiệm thủ công, từ đó giảm thiểu rủi ro sai sót, rút ngắn thời gian chẩn đoán.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY