Tâm sự hôm nay

Tranh cãi xung quanh việc cha mẹ bị phạt nếu lấy tiền lì xì Tết của con

(MangYTe) - Tại điểm a, Khoản 2, Điều 56 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính nếu cha mẹ yêu cầu con đưa tiền lì xì Tết cho mình có thể bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đã gây ra nhiều tranh cãi trong thời gian qua.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: "Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con". Như vậy, tiền lì xì Tết cũng được coi là tài sản riêng của con theo quy định này.

Tại điểm a, Khoản 2, Điều 56 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; chống bạo lực gia đình, hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình bị xem là hành vi bạo lực kinh tế và sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Theo khoản 1, Điều 56, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng.

Như vậy, tiền lì xì Tết cũng được coi là tài sản riêng của con. Khi con cái được người khác lì xì tiền Tết mà cha mẹ yêu cầu con trẻ đưa tiền lì xì cho mình thì có thể bị xử phạt với số tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Tuy vậy, việc này khiến nhiều bạn đọc cho rằng đây là quy định thiếu thực tế, vô lý, không khéo làm hư trẻ con. "Thời nay trẻ có tiền tầm 15-18 tuổi để chúng giữ tiền thì chúng chỉ đi bay. Vì tầm tuổi này là tuổi thích thể hiện, dễ bị dụ dỗ. Luật mới sẽ là cấm mừng tuổi cho tặng tiền từ 18 tuổi trở xuống. Vì nguy cơ làm hỏng thế hệ vàng không làm mà có tiền". Bạn đọc Hải Trần bức xúc.

Cùng quan điểm, bạn đọc Thường Chí TP.HCM cho rằng "tiền nuôi con lớn bố mẹ có lấy lại được không? lấy tiền đâu mà nuôi nó lớn trog khi đó mình làm khổ từng chút để nuôi con lớn. Giữ tiền lì xì tết của con cho tới khi đủ 15 tuổi rồi đưa lại cho con giống như cha mẹ là két sắt không bằng, lúc con quản lí được tiền thì cha mẹ chỉ để một ít tiền lì xì tết để sử dụng thôi... còn lại ba mẹ sẽ giữ để mua sắm đồ cho con".

" Như vậy thì càng làm hư cho trẻ sẽ trở thành tệ nạn sớm. Phạt vụ này nghe hơi vô lý, cha mẹ còn nhiều thứ phải lo, tất cả mọi chuyện đều có cha mẹ, con có tiền dể sinh hư, cha mẹ lấy cũng là để lo cho con, đề nghị xem xét lại" Bạn đọc Bảy ý kiến.

"Không thực tế, nghĩ sao mà ra cái quy định thật lạ lùng vậy. Trẻ con chưa biết sài tiền, khi có tiền không biết làm gì chúng sẽ đi mua quà bánh hay linh tinh ăn vào như vậy chẳng những không tốt cho con mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng nữa. Rồi cha mẹ lấy tiền đó đóng tiền học hay mua đồ cho con, chẳng lẽ chúng lại làm đơn thưa bố mẹ ra tòa chỉ vì tiêu tiền tiền lì xì của chúng. Làm như vậy tình cảm gia đình sẽ bị ảnh hưởng vì những chuyện vặt không cần thiết, con cái lớn lên sẽ ích kỷ. Theo tôi cần sửa gấp lại những quy định phi thực tế như thế này. Mong các nhà làm luật trước khi đưa ra quy định gì cần phải nghiên cứu thật kỹ, thật sát..., và có ý nghĩa cho xã hội". Bạn Thường Quân bức xúc.

Bản thân tôi thì cho rằng, tùy theo hoàn cảnh gia đình mà bậc cha mẹ có cách sử dụng tiền lì xì Tết của con. Đối với những gia đình khá giả, khoản tiền " mừng tuổi" con cái có thể bỏ ống heo để dành làm những việc có ích nhưng khi dùng khoảng tiền đó cũng phải báo cáo với cha mẹ. Đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn hơn thì khoảng tiền lì xì tết của trẻ cha mẹ có thể dùng để mua sách vở, đóng tiền học, mua quần áo cho con. Không thể cứng nhắc áp dụng luật vào những việc mang tính chất riêng tư của từng gia đình như thế này. Bạn Mỹ Tâm chia sẻ.

PHA LÊ

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/tranh-cai-xung-quanh-viec-cha-me-bi-phat-neu-lay-tien-li-xi-tet-cua-con-20200111133356702.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc người lú lẫn, rối loạn trí tuệ là cả một công việc khó khăn, nặng nhọc, với nhiều kiên nhẫn, khoan dung, chiếm gần hết ngày. Trách nhiệm người săn sóc là rất lớn lao.
  • Trước khi quyết định có con, chúng tôi đi tầm soát thì phát hiện chồng tôi bị bệnh thalassemia ở thể nhẹ, dạng alpha. Tại sao khi bị bệnh mà sức khỏe của chồng tôi vẫn bình thường.
  • Dạy con cách tự cứu thương sẽ giúp cho con an tâm và cứu chữa cho chính mình kịp thời.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Trầm cảm là một căn bệnh thực sự có ảnh hưởng đến cả người lớn lẫn trẻ em. Trong thực tế, ngay cả trẻ dưới 3 tuổi cũng có thể mắc chứng bệnh này.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Có một điều thú vị cha mẹ nên biết, tuổi lên 2 chính là “tuổi nói không” ở trẻ và nếu biết cách sẽ không những khắc phục được sự ương bướng ở con mà còn là cơ hội rất tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • Bạo lực với bạn tình hoặc trẻ em là một tội ác. Theo CDC, 1/4 phụ nữ và 1/9 nam giới ở Mỹ là nạn nhân của bạo lực gia đình ít nhất 1 lần trong đời. Lạm dụng có thể xảy không phân biệt tuổi tác, chủng tộc, mức thu nhập hay tôn giáo. Những người bị hại không phải là nguyên nhân của bạo lực. Rượu và các loại Thu*c gây nghiện không trực tiếp gây ra sự lạm dụng mặc dù chúng có thể làm tình hình tệ hơn. Hãy tìm nơi trú ẩn khẩn cấp và tìm người hỗ trợ kịp thời.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY