Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Trẻ bị viêm da cơ địa có tiêm phòng được không?

Ở trẻ bị viêm da cơ địa, việc tiêm phòng cần được áp dụng như thế nào để tiến hành đúng cách và đảm bảo an toàn? Một số lưu ý khác mà bố mẹ cần biết

tiêm phòng là một trong những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát, phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm. tuy nhiên việc tiêm phòng cần được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định. trẻ bị viêm da cơ địa có tiêm phòng được không? cần lưu ý những gì?

Một số vấn đề cần biết về tiêm phòng

Cơ chế của việc tiêm phòng (hay tiêm vắc – xin) là đưa một số kháng nguyên, hoặc các yếu tố kích ứng vào cơ thể. việc tiêm phòng sẽ giúp cơ thể nhận biết các yếu tố có hại và sản sinh miễn dịch để phòng bệnh một cách chủ động. đây là giải pháp thường được áp dụng để phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm.

Mặc dù hiệu quả phòng bệnh tốt, mức độ an toàn tương đối cao nhưng theo nhiều chuyên gia, việc tiêm phòng không an toàn 100%. giáo sư nguyễn trần hiển, trưởng ban quản lý dự án tiêm chủng mở rộng, viện trưởng viện vệ sinh dịch tễ trung ương khẳng định tình trạng phản ứng nặng với các loại vắc – xin trong tiêm chủng là có xảy ra.

Ngoài ra, một số phản ứng nặng không liên quan trực tiếp đến vắc – xin mà có liên quan đến công tác an toàn trong quá trình tiêm chủng như: tiêm sai đối tượng, kích ứng do cơ thể đang mắc một số bệnh,…

Trẻ bị viêm da cơ địa có tiêm phòng được không?

Viêm da cơ địa là bệnh thường bùng phát theo từng đợt, thường dễ tái đi tái lại và có khả năng trở thành bệnh mạn tính. trong thời gian đang bùng phát các triệu chứng viêm da cơ địa, vùng da của trẻ thường sưng đau, tấy đỏ, ngứa ngáy khó chịu thường xuyên.

Trong thời gian đang có những đợt bùng phát triệu chứng viêm da cơ địa, phụ huynh không nên cho trẻ tiêm chủng vì có thể làm cho các triệu chứng trở nên nặng nề hơn. trẻ đang mắc các vấn đề về sức khỏe dưới đây cũng cần điều trị triệu chứng cho đến khi dứt hẳn rồi mới tiến hành tiêm chủng:

    Trẻ đang mắc các đợt viêm da cơ địa

*Lưu ý:

    Sau khi điều trị khỏi viêm da cơ địa ở trẻ không nên tiêm phòng ngay mà cần tạm hoãn một thời gian nhất định.

Một số lưu ý khác khi tiêm phòng cho trẻ

Không tiêm phòng trong các trường hợp sau:

    Trẻ đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, bao gồm viêm phổi, sởi, thương hàn, bệnh mạn tính như lao phổi tiến triển, bệnh thận mạn tính, bệnh tràn dịch màng phổi và các bệnh ngoài da.

Trước khi tiêm phòng:

    Không cho trẻ bú, ăn quá no trước khi tiêm phòng. Tuy nhiên cũng không nên cho trẻ kiêng ăn vì có thể khiến trẻ hạ đường huyết sau khi tiêm.

Sau khi tiêm phòng:

    Trẻ sau khi tiêm phòng cần được theo dõi trong thời gian từ 15 – 30 phút để xem có các phản ứng dị ứng hay không.

Thông tin mang tính chất tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán, điều trị hoặc toa Thu*c của bác sĩ. 

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/tre-bi-viem-da-co-dia-co-tiem-phong-duoc-khong)

Tin cùng nội dung

  • Người dân bị mắc bệnh uốn ván nhưng không được phát hiện, xử trí kịp thời nên dễ có nguy cơ dẫn đến Tu vong
  • Con gái tôi khi hơn 13 tháng tuổi đã mắc bệnh thủy đậu, nay cháu đã được 19 tháng tuổi.
  • Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
  • Theo y học cổ truyền cây sông chua có vị đắng, chua, tính bình; vào các kinh can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho).
  • Viêm da dị ứng là bệnh viêm da mạn tính khó chẩn đoán và khó điều trị. Biểu hiện là dị ứng ở da do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường.
  • Em bị mèo cắn ở lòng bàn tay, sưng lên, thâm tím. Con mèo đó đang bị bệnh. Em có cần đi tiêm phòng dại không?
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu, vân vân.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY